'Cuộc chiến' của mẹ Việt về kháng kháng sinh | |
Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh |
Thuốc kháng sinh rất hiệu quả trong điều trị các nhiễm trùng nghiêm trọng, nhưng chúng cũng có không ít tác dụng phụ như gây tổn thương gan và tác động tiêu cực đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn khỏe mạnh và các vi sinh vật khác sống trong ruột.
Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của tổ chức IMS Health cho thấy, Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng sinh. Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, bạn nên tránh những sai lầm sau đây.
1. Tự ý mua thuốc kháng sinh
Việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh không hợp lý, sử dụng kháng sinh khi không mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng đến người bệnh.
Nếu sử dụng kháng sinh không đúng tiêu chuẩn và chỉ định thì sau này bị bệnh, việc sử dụng kháng sinh sẽ rất khó khăn, nghiêm trọng hơn, còn tạo ra những vi khuẩn kháng thuốc, những loại vi khuẩn ấy có thể lây lan từ người này sang người khác rất rất nguy hại cho cộng đồng.
(Ảnh: Vitalk) |
Theo khảo sát của Bộ Y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về thuốc kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. 87% kháng sinh được bán mà không có đơn của bác sĩ. Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là Ampicillin (29.1%), Cephalexin (12.2%) và Azithromycin (7.3%). |
2. Dùng chung đơn thuốc của người khác
Nhiều phụ huynh có thói quen chia sẻ với nhau về bệnh của con mình. Có những trường hợp con của người này bị ốm dùng chưa hết thuốc đã khỏi thì để lại thuốc cho con của phụ huynh khác vì có những biểu hiện bệnh giống con mình.
Đây là một sai lầm rất lớn bởi ngay cả khi có những biểu hiện bệnh giống nhau nhưng việc dùng kháng sinh trên mỗi cá thể người bệnh lại khác nhau.
3. Uống thuốc không đủ liều
Nhiều người có tâm lý uống thuốc kháng sinh có hại nên chỉ uống mấy liều cho đỡ. Khi uống chỉ thấy hết triệu chứng của bệnh thì dừng lại.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu không uống thuốc đủ liều bác sĩ kê đơn, kháng sinh sẽ không tiêu diệt được hết vi khuẩn gây bệnh, thậm chí một số cá thể sống sót sẽ biến đổi gien và hình thành chủng kháng thuốc. Do đó, WHO khuyến cáo bệnh nhân tuân thủ đúng liệu trình điều trị của của bác sĩ.
4. Dùng lại thuốc của lần trước
Nhiều bà mẹ còn có thói quen khi thấy tình trạng bệnh của bé giống lần trước nên thay vì đi khám, họ lấy dùng lại thuốc còn thừa lần trước hoặc dùng đơn thuốc cũ đi mua thuốc, vừa tiết kiệm, vừa đỡ tốn thời gian. Nhưng đây là một sai lầm lớn bởi nếu dùng thuốc còn thừa từ lần bệnh trước, phần thuốc thừa lại này có thể không phải là liều thuốc đúng cho căn bệnh hiện tại.
Hơn nữa, việc bảo quản không tốt có thể làm thay đổi, thậm chí mất tác dụng của thuốc. Sử dụng thuốc thừa lại này có thể làm tăng các vi khuẩn có hại. Tốt nhất, hãy vứt bỏ hết thuốc còn thừa đi.
(Ảnh: CNN Türk) |
5. Tự ý đổi thuốc khi không được bác sĩ chỉ định
Thuốc điều trị cần thời gian và liều lượng phù hợp để có kết quả tốt nhất. Song không ít người uống thuốc kháng sinh 2-3 ngày chưa thuyên giảm, sẽ nghĩ đến việc đổi loại có hàm lượng cao hơn.
Việc đổi kháng sinh liên tục sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với 2 nguy cơ. Đầu tiên là kháng thuốc vì dùng không đúng cách, không đủ liều. Thứ hai là nguy cơ chọn sai kháng sinh, bởi mỗi loại chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định.
Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh chỉ được sử dụng khi bị các bệnh nhiễm khuẩn và được bác sĩ chỉ định dựa vào cận lâm sàng, lâm sàng để xác định có nhiễm khuẩn hay không và lựa chọn kháng sinh phù hợp, không được tùy tiện, tự ý đổi thuốc.
(Ảnh: E-U Pharco) |
Để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không được tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng kháng sinh, không được tự ý ngừng thuốc mà phải dùng đúng liều lượng và đúng thời gian quy định. Nếu có dấu hiệu táo bón hoặc tiêu chảy thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được thay đổi loại thuốc khác cho phù hợp hơn.
Liên tiếp phát hiện thuốc kháng sinh giả: Vì đâu nên nỗi?
Tình trạng tự ý sử dụng; lạm dụng kháng sinh của người dân Việt Nam phải chăng vô hình chung chính là "kẻ tiếp tay" cho ... |
Đứt tay cũng tử vong vì lạm dụng kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh, ho nhẹ hay đứt tay cũng tử vong, dùng kháng sinh bừa bãi. |
4 cách phòng ngừa đề kháng kháng sinh
Bác sĩ nên tuân thủ nguyên tắc kê toa, dược sĩ tư vấn đúng cách dùng thuốc, bệnh nhân tuân thủ điều trị và không ... |