Tác hại khi tự ý dùng và điều chỉnh liều kháng sinh cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ tự mua kháng sinh về cho con uống mà không hề biết rằng tình trạng bệnh của con mình có cần thuốc hay không.
tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam
tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre Shark Tank Việt Nam: Công nghệ giúp vết thương lành nhanh không cần dùng kháng sinh được đầu tư 17 tỷ đồng
tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre 5 sai lầm khiến bạn ‘rước họa vào thân’ khi dùng thuốc kháng sinh
tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre Cảnh báo: Vi khuẩn gây bệnh tình dục sẽ thành siêu vi khuẩn kháng kháng sinh bất trị
tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre

Ở Việt Nam mua kháng sinh rất dễ dàng, vì thế việc tự ý mua kháng sinh mà không có sự tư vấn của bác sĩ đang khá phổ biến. Nhiều khi các ông bố bà mẹ cứ nghĩ con mình bị ốm, ho hắng là phải dùng kháng sinh, nhưng lại không để ý rằng, thuốc hay kháng sinh đều là con dao hai lưỡi. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Dùng kháng sinh còn có tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, nôn… Dùng kháng sinh nhiều gây kháng kháng sinh. Vi khuẩn kháng kháng sinh không chỉ không tốt cho người bệnh mà còn lây lan sang cộng đồng và theo đó để hậu quả rất lớn.

Hiện nay, khi mà thông tin trên mạng internet rất phong phú, mọi người thường lên mạng xã hội, trên facebook đọc và tìm hiểu những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi con, lấy đơn của người này dùng cho người khác hay lấy đơn thuốc cũ dùng lại. Việc tự ý sử dụng kháng sinh này không tốt ở chỗ, các bác sĩ là người có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm mùa dịch và trên từng bệnh nhân cụ thể mới đưa ra phác đồ điều trị đúng và đủ. Thực tế, có trẻ phải uống kháng sinh 10 ngày, nhưng nhiều cha mẹ cho con uống 3 ngày thấy đỡ liền bỏ thuốc vì sợ dùng thuốc nhiều sẽ gây hại. Thực tế là việc dùng thuốc 3 ngày vi khuẩn chỉ yếu đi chứ chưa bị tiêu diệt hẳn, và do đó làm cho bệnh nhân nhờn thuốc, rất khó điều trị sau này.

Trẻ em dưới 2 tuổi hệ hô hấp chưa hoàn thiện, nên hầu như 10 trẻ đi khám thì 6-7 em nhiễm bệnh đường hô hấp, ít thì hắt hơi sổ mũi, nhiều thì khò khè, khó thở. Vấn đề thứ hai là miễn dịch. Sau thời gian bú mẹ, lượng miễn dịch được truyền trực tiếp từ sữa mẹ giảm dần và đứa trẻ phải “tự sinh, tự cung tự cấp, tự thích nghi với môi trường”. Vậy đứa trẻ nào đề kháng tốt thì ít bị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng đứa trẻ vì lý do nào đó như dinh dưỡng chưa đảm bảo, trẻ không được bú mẹ, hoặc tiêm vaccine không đầy đủ thì sức đề kháng kém do đó rất dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Theo đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi bà mẹ hãy chăm sóc con mình với chế độ dinh dưỡng tốt bởi dinh dưỡng là nền tảng, tiêm vaccine đầy đủ cho con. Ngoài ra, những công việc hàng ngày rất hiệu quả trong việc phòng bệnh là rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông, tránh cảm lạnh…

tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.

tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre 5 sai lầm khiến bạn ‘rước họa vào thân’ khi dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là thuốc được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nhưng hiện nay, rất nhiều người thường lạm dụng ...

tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre Cảnh báo: Vi khuẩn gây bệnh tình dục sẽ thành siêu vi khuẩn kháng kháng sinh bất trị

Các chuyên gia về tình dục và bệnh truyền nhiễm cảnh báo, một loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình ...

tac hai khi tu y dung va dieu chinh lieu khang sinh cho tre 'Cuộc chiến' của mẹ Việt về kháng kháng sinh

Bác sĩ Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai) vừa có bài viết sĩ “phê phán” thói quen lạm dụng kháng ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.