Phát hiện thuốc kháng sinh giả Zinnat 500 mg tại Hà Nội | |
7 kháng sinh tự nhiên an toàn, hiệu quả |
Kháng sinh giả: Hồi chuông báo động rung lên đến bao giờ dứt?
Theo thông tin vào ngày 10/4 từ Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, tại thị trường Hà Nội đang xuất hiện một loại thuốc kháng sinh giả với tên gọi Zinnat 500mg Film Tablet. Đây là “phiên bản” giả của thuốc kháng sinh Zinnat 500 mg (loại kháng sinh khá phổ biến hiện nay, chuyên dùng để điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn).
Theo đó, kết quả kiểm nghiệm chỉ ra rằng mẫu thuốc kháng sinh giả này không có phản ứng định tính của hoạt chất Cefuroxime acetyl.
Trên nhãn thuốc kháng sinh giả Zinnat 500mg Film Tablet ghi mạo danh cả nhà sản xuất (Công ty Glaxo Opertione UK Ltd-Anh) và đơn vị nhập khẩu (Công ty cổ phần Armephaco). (Ảnh: giadinhmoi) |
Trước đó, ngày 3/1/2018, Cục cũng có thông tin phát hiện thuốc Lincomycin 500 mg giả tại Gia Lai. Tương tự, Lincomycin 500 mg cũng là một trong số những thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng.
Ở Việt Nam, có 3 chủng loại thuốc bị làm giả nhiều nhất là thuốc kháng sinh; thuốc giảm đau và thuốc trị bệnh đường tiêu hóa. Trong đó, tỉ lệ thuốc kháng sinh giả đứng đầu danh sách 3 loại kể trên. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018, đã có tới 2 vụ bán kháng sinh giả được “đưa ra ánh sáng”.
Ngày 3/1/2018, thuốc kháng sinh Lincomycin 500 mg giả cũng được phát hiện tại Gia Lai. (Ảnh: laodong) |
Vì đâu nên nỗi?
Theo một khảo sát của Bộ Y tế, ở miền Bắc nước ta, tỉ lệ các nhà thuốc bán thuốc kháng sinh mà không cần sự kê đơn của bác sĩ là từ 88% ở đô thị và đến 91% ở nông thôn.
Theo thống kê trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Động lực Bệnh, Kinh tế & Chính sách (CDDEP); ETH Zurich; Đại học Antwerp và Đại học Princeton, tính đến năm 2015, Việt Nam đã lọt top 3 nước có tốc độ gia tăng sử dụng kháng sinh nhanh nhất trong số 76 quốc gia thế giới.
Theo biểu đồ, tình trạng chuyển đổi và chuẩn hóa việc sử dụng kháng sinh ở Việt Nam từ 2000 – 2015 ở mức thấp dưới trung bình. (Ảnh: vtv24h) |
Nguyên nhân thứ hai là do cơ sở vật chất; hệ thống máy móc kiểm nghiệm và phát hiện thuốc kháng sinh giả ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cụ thể, theo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các chủng loại thuốc mới hiện nay, trong đó bao gồm cả kháng sinh có khoảng hơn 1000 hoạt chất. Nhưng thực tế, hệ thống kiểm nghiệm ở nước ta mới cho phép kiểm tra được hơn nửa trong số đó.
Ngoài ra, với hành vi sản xuất và buôn bán thuốc giả, luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chỉ xử phạt hành vi đã cấu thành tội phạm. Nội dung quy định trong luật chưa giải quyết triệt để vấn đề nguồn gốc hàng giả. Bên cạnh đó, quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP cũng chỉ đưa ra mức xử phạt đối với số lượng hàng giả bị thu giữ nên không đủ sức răn đe.
Thuốc giả mang đến nhiều mối nguy hại có thật cho sức khỏe người dùng. (Ảnh: sggp.org.vn) |
Vậy nên, khi thuốc kháng sinh giả đã “ngồi chễm chệ” trên các quầy thuốc; tức là khi “sự đã rồi” mới cuống quýt thu hồi; cấm bán; cấm sử dụng thì cũng chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” mà thôi.
Theo bác sĩ Bùi Văn Thanh, Khoa A7, Bệnh viện Quân Y 354: “Nếu sử dụng phải thuốc kháng sinh giả, nhẹ nhất là trường hợp thuốc không có tác dụng. Nặng hơn là trường hợp cơ thể bị dị ứng và phản ứng với thành phần trong thuốc như: chóng mặt; buồn nôn và nôn; tiêu chảy. Nặng nhất, người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, phổi. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng”.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần mạnh tay và triệt để hơn nữa trong việc điều tra; phát hiện các cá nhân, tổ chức làm giả và buôn bán thuốc tân dược giả nói chung và thuốc kháng sinh giả nói riêng. Người dân cũng cần dược tuyên truyền; tự nâng cao hơn nữa kiến thức về thuốc kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh khoa học.
Lối sống 08:00 | 06/07/2018
Lối sống 01:00 | 12/05/2018
Thời sự 10:32 | 02/05/2018
Thời sự 00:40 | 22/04/2018
Thời sự 11:00 | 21/04/2018
Lối sống 09:34 | 17/04/2018
Lối sống 23:50 | 12/04/2018
Lối sống 04:20 | 12/04/2018