Khi bị ốm, phương pháp khắc phục đầu tiên bạn thường nghĩ tới là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, những loại thuốc kháng sinh chỉ chống lại vi khuẩn, vì vậy, nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ vô tác dụng, thậm chí gây hại.
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu, từ triệu chứng nhẹ như phát ban cho đến nghiêm trọng hơn như dị ứng hoặc bệnh đường ruột (Ảnh: vnreview) |
Kháng sinh cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc, sẽ gây khó khăn khi bạn cần chống lại những bệnh do vi khuẩn thực sự. Một nghiên cứu của Anh chỉ ra rằng, 13% các thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên đã thất bại trong điều trị bệnh có thể vì nguyên nhân kháng thuốc.
Khi mắc những bệnh sau đây thì bạn không nên dùng thuốc kháng sinh để tránh gây ra những hậu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi bị đau họng, ho dữ dội hoặc kéo dài, người bệnh thường lo lắng thái quá mà tìm đến thuốc kháng sinh trị bệnh. Tuy nhiên, viêm họng thường do virus gây ra chứ không phải vi khuẩn nên sử dụng kháng sinh sẽ không có hiệu quả mà còn gây hại. Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virus là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, bổ sung chất tăng sức đề kháng giúp cải thiện hệ miễn dịch và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày.
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống dị vật ra khỏi đường thở. Chính vì vậy, nếu dùng thuốc kháng sinh để cắt cơn ho vô tình chúng ta ức chế phản xạ tống dị vật ra ngoài, khiến cho triệu chứng ho không thuyên giảm mà sẽ trầm trọng hơn.
(Ảnh: Sức khỏe phụ nữ) |
Hầu hết mọi người đều trải qua thời gian nghẹt mũi và đau vùng mặt do nhiễm trùng xoang. Căn bệnh này chủ yếu do virus gây ra nhưng lại hay được kê thuốc kháng sinh. Điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng thuốc chống viêm để giảm đau, hạ sốt kèm thuốc thông mũi.
(Viện Y học ứng dụng) |
Áp xe da dẫn đến những vết mủ nhiễm trùng đau đớn. Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Cách điều trị áp xe đơn giản nhất là các bác sĩ rạch một đường rồi dùng dụng cụ lấy mủ ra ngoài. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp vết áp xe tiếp tục mở rộng hoặc vùng da xung quanh sưng, đỏ lên.
Theo nghiên cứu của tờ British Dental Journal, 74% bệnh nhân đến nha sĩ với lý do đau răng được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng các biện pháp tại chỗ như trám bít hố rãnh bằng sealant hoặc hàn răng là đủ để giúp bạn.
Hầu hết mọi người bị đau răng thường tìm tới thuốc kháng sinh. (Ảnh: Báo Pháp luật) |
Nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh
- Không tự ý sử dụng, ngừng hoặc đổi loại thuốc
- Theo dõi cẩn thận phản ứng phụ của cơ thể khi dùng thuốc
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn
- Không nên dùng kháng sinh còn thừa lâu ngày.
- Không nên dùng lại đơn thuốc cũ có chỉ định kháng sinh của chính mình khi đã khỏi bệnh một thời gian và bị bệnh trở lại.
Tác hại khi lạm dụng thuốc kháng sinh?
- Gây tổn thương gan - Tăng nguy cơ ung thư - Tạo ra “siêu” vi khuẩn - Tác dụng phụ - Dị ứng nhầm lẫn - "Báo hại" vi khuẩn có lợi - Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng - Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột |
Lạm dụng thuốc kháng sinh và những hậu quả khôn lường | |
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc kê đơn, bán thuốc kháng sinh | |
'Tiếp tay' cho vi khuẩn kháng thuốc |