(Ảnh: Thethaoforum) |
1. Gây ung thư
Khi đốt nhang, khói nhang chứa những chất có thể gây ung thư. Khói nhang đi vào cơ quan hô hấp có chứa benzen, carbonyl, và những poly-hydrocarbon thơm. Đây là những chất nguy hiểm cho sức khoẻ.
2. Kích ứng mắt và da
Khói nhang cũng có thể gây kích ứng mắt và da, đặc biệt là đối với những người da nhạy cảm. Khi ở trong môi trường mù mịt khói hương lâu sẽ khiến da trở nên khô, ngứa và đỏ.
3. Viêm phổi
Viêm phổi cũng có thể xảy ra do hít phải khói nhang. Đặc biệt đối với những người có hô hấp nhạy cảm, dễ bị dị ứng và những người bị hen.
4. Bệnh hô hấp
Hít khói nhang cũng giống như việc tống một số chất hóa học vào đường hô hấp. Các khí CO2, SO2, Nox, formaldehyde trong khói hương có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt, choáng vắng, nhức đầu, khó thở...
5. Tổn thương tế bào
Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou, Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã kiểm nghiệm tác động của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với khói thuốc lá.
(Ảnh: facepla) |
2 loại nhang có chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất trong nhang, được đốt và so sánh với khói thuốc tác động lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả bước đầu cho thấy khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.
Ngoài ra, các vấn đề về thận có thể xảy ra do sự tích tụ tồn dư hóa chất trong khói nhang. Do đó, nếu bạn có thể tránh được việc hít khói nhang thì tốt nhất là hãy tránh vì lợi ích đối với sức khỏe.
KHUYẾN CÁO - Không nên cho người già và trẻ em tiếp xúc nhiều với khói hương do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc. - Luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ. Trong những dịp đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày. - Không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng để tránh bị ngộ độc. |
Giá trị một kỳ nghỉ lễ với sức khỏe và tinh thần | |
Ngâm chanh đào để 'đối phó' với thời tiết giao mùa | |
Thời tiết nồm ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? |