6 bệnh nguy hiểm dễ 'tấn công' cơ thể trong mùa hè

Mùa hè do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để nhiều loại dịch bệnh phát sinh. Tay chân miệng, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết... là các dịch bệnh đều có thể xảy ra trong mùa hè, cần có những biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan.
6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he 7 loại bệnh dễ gặp ở trẻ khi giao mùa xuân hè
6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he Cảnh giác trước những biến chứng nguy hiểm từ bệnh thủy đậu

1. Viêm não Nhật Bản

Mặc dù xuất hiện quanh năm nhưng đỉnh cao của bệnh viêm não Nhật Bản là vào các tháng mùa hè, tập trung ở tháng 6 - 8. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, từ đầu tháng 4 đến nay đã có một số trẻ phải nhập viện để điều trị do mắc bệnh lý này. Đa số bệnh thường tập trung ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và hầu hết các trường hợp này không được tiêm phòng hoặc tiêm không đủ liều và không tiêm nhắc lại 3 năm/lần.

Bệnh viêm não Nhật Bản diễn biến nhanh, để lại hậu quả nặng nề lại dễ nhầm với biểu hiện của viêm đường hô hấp hay một số bệnh gây sốt khác nên việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng giúp hạn chế biến chứng, đặc biệt quan trọng nhất vẫn là phải tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.

Trả lời trên VTV, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết, để phòng ngừa viêm não Nhật Bản cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ, diệt loăng quăng, diệt muỗi, ngủ có mắc màn. Nếu trẻ có biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he
Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. (Ảnh: Lao động)

2. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt, nhức đầu, đau rát họng và lở loét miệng, lưỡi, xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và vùng gối mông.

Chia sẻ trên Báo Nhân dân, ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Để phòng chống bệnh, phải thường xuyên rửa tay kĩ bằng xà phòng. Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng, an toàn, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống. Đặc biệt, không để trẻ ngậm mút tay, đồ chơi, không dùng chung thìa, bát đĩa. Vệ sinh nhà ở sạch sẽ để trẻ không bị vấy bẩn và nhiễm bệnh. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu trẻ mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he
Một bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được Th.s, BS Hải thăm khám. (Ảnh K.C.)

3. Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, triệu chứng thường dễ phát hiện, dễ lây nhưng lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Trên thực tế đã có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực về sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Số ca mắc bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng, đỉnh điểm của dịch thường rơi vào tháng 4-5 khi thời tiết giao mùa. Triệu chứng mắc bệnh là mắt cộm rát, chảy nước, đổ ghèn, sợ ánh sáng, phần tròng trắng viêm đỏ. Bệnh lây nhiễm qua dịch tiết từ mắt, qua đụng chạm tiếp xúc các vật dụng bằng tay.

Chia sẻ trên Báo Phụ nữ, bác sĩ Nguyễn Thiện Chung làm việc tại Phòng khám mắt - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM lưu ý, người bị đau mắt đỏ không nên tự ý điều trị hay đắp những thứ thuốc, lá lên mắt để tránh bội nhiễm. Viêm kết mạc bội nhiễm có thể biến chứng thành viêm loét giác mạc, thậm chí giảm thị lực và mù lòa. Ngoài ra, có rất nhiều bệnh lý ở mắt có dấu hiệu nhức, cộm xốn mà không phải là đau mắt đỏ. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi người dân tự mua thuốc về nhỏ.

4. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chia sẻ trên Báo Quân đội nhân dân, do thời tiết hiện nay đang là giao mùa nên dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống.

Cục Y tế dự phòng cũng cảnh báo, hiện nay, tình hình SXH tại nhiều nước trong khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Do đó, để phòng chống SXH, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nghiêm túc các biện pháp vệ sinh môi trường, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng...

Thực hiện thường xuyên các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he
Thực hiện phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh. (Ảnh: SK&ĐS)

5. Thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra, virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.

Theo chia sẻ của TS.BS. Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Nhi TW trên báo Sức khỏe và Đời sống, thủy đậu là bệnh lành tính nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Để phòng chống bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp:

Tiêm ngừa vắc-xin đủ liều, đúng lịch. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ kể từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he
(Ảnh: Dân trí)

6. Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa nắng nóng. Căn bệnh này thường làm cho cơ thể người bệnh mất nước, rối loạn điện giải gây nên tình trạng suy kiệt, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng lúc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo:

Trong quá trình điều trị, việc bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước mất là mục tiêu hàng đầu. Phụ huynh phải thực hiện việc bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày. Đối với trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn và uống nhiều nước chín là được.

Cung cấp chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng là rất cần thiết cho bệnh phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy thông thường. Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he Dịch bệnh giết chết hàng trăm nghìn người mỗi năm gia tăng ở Hà Nội
6 benh nguy hiem de tan cong co the trong mua he Cảnh giác với dịch bệnh đau mắt đỏ
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.