7 kĩ năng tiếp nhận lời chê từ người khác thông minh nơi công sở

Chỉ với những kĩ năng tiếp nhận lời đóng góp ý kiến cơ bản dưới đây, bạn sẽ trở nên thông minh và chuyên nghiệp hơn trong mắt các đồng nghiệp.

Thông thường, góp ý kiến cho người khác thì dễ nhưng nghe người khác nói về những khuyết điểm của mình là một điều khó. Và nếu bạn không trang bị, luyện tập những kĩ năng tiếp nhận lời đóng góp, bạn rất dễ có những phản ứng tiêu cực, điều đó sẽ hoàn toàn không tốt cho bạn.

7 kĩ năng tiếp nhận lời chê từ người khác

Hãy mở lòng

Trước tiên, hãy xác định tư tưởng cho mình rằng, những lời góp ý là để cho bạn được tốt hơn, hoàn thiện hơn. Vì vậy hãy mở lòng tiếp thu ý kiến của người đóng góp ý kiến cho mình. 

7 kĩ năng tiếp nhận lời 'chê' từ người khác cực kì thông minh nơi công sở - Ảnh 1.

(Ảnh: Liget)

Các ý kiến đóng góp có thể đúng, có thể sai nhưng trước tiên hãy cứ bình tĩnh để lắng nghe những phân tích của họ, tuyệt đối không nên có những phản ứng tiêu cực với người đang nói. 

Một thái độ cầu thị có thể thể hiện qua các biểu hiện như: chăm chú lắng nghe đối phương nói, nhìn tự nhiên vào mắt người góp ý, nét mặt,…

Lắng nghe và tôn trọng người góp ý

7 kĩ năng tiếp nhận lời 'chê' từ người khác cực kì thông minh nơi công sở - Ảnh 2.

(Ảnh: Cornell)

Khi người khác đang góp ý kiến, hãy cố gắng lắng nghe ý kiến của họ, ý kiến của họ có thể khác với quan điểm của bạn, và đừng thể hiện thái độ tiêu cực (như nét mặt khó chịu, có cử chỉ khiếm nhã hay thờ ơ, quay mặt đi chỗ khác…).

Đặt câu hỏi

Đừng ngần ngại đặt câu hỏi lại nếu chưa hiểu rõ ý người góp ý kiến.

Giải thích, trình bày lại quan điểm

Nếu như ý kiến của người góp ý trái với quan điểm của bạn, bạn hoàn toàn có thể giải thích, trình bày quan điểm của mình. Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau: khi người góp ý đang trình bày, cố gắng đừng cắt ngang lời khi họ nói, mà hãy đợi để họ trình bày xong. 

7 kĩ năng tiếp nhận lời 'chê' từ người khác cực kì thông minh nơi công sở - Ảnh 3.

(Ảnh: Ai-Ap)

Trước khi giải thích, trình bày quan điểm của mình, hãy tóm tắt lại những ý chính của người góp ý để xác định xem mình đã hiểu đúng ý của họ hay chưa. Tiếp đến là xác định những điểm nào chưa phù hợp với quan điểm của bạn hoặc bạn cho là sai, cuối cùng là bình tĩnh trình bày, giải thích lại cho họ hiểu. 

Bên cạnh đó, tất cả những lời giải thích của bạn phải có những dẫn chứng khách quan và lập luận chặt chẽ mới có tính thuyết phục.

Lắng nghe ý kiến của nhiều người

7 kĩ năng tiếp nhận lời 'chê' từ người khác cực kì thông minh nơi công sở - Ảnh 4.

(Ảnh: Flipboard)

Những ý kiến của người góp ý nhiều khi chưa phải là đúng hoàn toàn, chúng mới chỉ phản ánh quan điểm của họ. Do vậy, bạn cần lắng nghe ý kiến của những người khác, và cân nhắc các ý kiến đó để chọn lựa ra ý kiến tốt nhất theo quan điểm của bạn.

Bình tĩnh với những lời đóng góp cực đoan

7 kĩ năng tiếp nhận lời 'chê' từ người khác cực kì thông minh nơi công sở - Ảnh 5.

(Ảnh: Wfdd)

Với những ý kiến đóng góp mang tính chất chủ quan, cực đoan, không có tính xây dựng, bạn phải thật sự bình tĩnh, đừng có thái độ tiêu cực. Thay vào đó là dựa vào ý kiến của tập thể để phản bác, hoặc giải thích lại cho họ hiểu với một thái độ tôn trọng.

Nói lời cảm ơn

Sau khi nghe người góp ý, chúng ta nên nói lời cảm ơn, có thái độ khuyến khich với những ý kiến mang tính xây dựng. Tránh chỉ trích, mỉa mai những lời góp ý của người khác, kể cả những lời góp ý chưa đúng. 

7 kĩ năng tiếp nhận lời 'chê' từ người khác cực kì thông minh nơi công sở - Ảnh 6.

(Ảnh: npr)

Bất cứ ai, dù kém hơn bạn nhiều, họ vẫn có những ý tưởng hay để bạn có thể học được từ họ. Vấn đề quan trọng là bạn có biết chắt lọc được những ý tưởng hay từ những ý kiến mà họ đưa ra hay không.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.