Chuyên gia Jonathan Clemen - Cựu bình luận viên tài chính của New York Times chỉ ra 7 lỗi sai trong tài chính cá nhân khiến bạn khó giàu có.
Chỉ nhìn tương lai gần
Nhiều người thường bỏ qua việc iết kiệm hay đầu tư trong 30 năm mà chỉ chú ý đến lợi ích và bỏ tiền cho ngày hôm nay. Với nhiều người, điện thoại, xe hơi, nhà mới có thể quan trọng hơn tiền tiết kiệm.
Chuyên gia Jonathan Clements cho hay: "Chúng ta coi trọng ngày và tuần tiếp theo nhưng gần như không chú ý năm sau hay 10 năm tới".
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, 10 năm tới hay lâu hơn rất quan trọng, phải chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng cho thời gian đó. Nhiều người Mỹ từng hối tiếc rằng đã không bắt đầu tiết kiệm tiền để dành lúc về hưu sớm hơn.
Không muốn mất mát
Theo Clements, các nghiên cứu cho thấy nỗi đau đớn chúng ta nhận được từ thất bại lớn gấp 2 lần so với niềm vui chúng ta nhận được từ một việc mang lại lợi ích. Chính điều này có thể khiến bạn chùn chân khi đầu tư và sợ rủi ro, tránh xa rủi ro vì lo ngại gặp thất bại.
Nỗi lo mất mát này khiến cho nhiều người từ bỏ con đường đang đi, đơn giản là để tránh phải gặp thất bại dù có thể có được thành công trước mắt.
Quá tự tin
Trong mọi thời đại, sự tự tin là chìa khóa quan trọng. Có được sự tự tin giúp con người chinh phục thử thách, vượt qua khó khăn, thu được thành công. Nhưng sự tự tin cũng phải có giới hạn nhất định. Với công cuộc đầu tư, sự tự tin quá mức đoi khi dẫn đến rủi ro rồi hối hận lâu dài vì quyết định sai lầm theo tự tin của bản thân.
Theo chuyên gia này, sự tự tin đôi khi khiến cho nhà đầu tư giao dịch quá nhiều và có thể đưa ra những quyết định sai lầm.
Trong suốt cuộc đời, bạn có thể có một vài sai lầm về chuyện tiền bạc, tài chính. "Thay vì thừa nhận sai lầm và khắc phục thì chúng ta thường tưởng tượng ra các câu chuyện để quyết định tồi tệ của bản thân có vẻ hợp lý hơn", chuyên gia Clements nói.
Đôi khi suy nghĩ "tôi chỉ thực hiện một quyết định tài chính ngu ngốc" sẽ bị đánh đồng với suy nghĩ "tôi thông minh trong sử dụng tiền bạc". Nhiều người xem đó không phải là vấn đề lớn nhưng hãy khắc phục để lần sau không có những quyết định sai lầm.
Chuyên gia Clemens chỉ rõ, nhiều người thường nhấn mạnh mục tiêu của bản thân là nghiêm túc và tất cả là muốn kiếm tiền. Nhưng thực tế nhiều người lại đưa ra các quyết định theo cảm xúc.
Nếu muốn trở nên giàu có phải có nhãn quan thật sự khách quan khi quyết định về tài chính. Bạn có thể cảm nhận tốt khi đầu tư hay lấy cảm hứng từ đầu tư chứng khoán từ người khác nhưng hai động cơ đó đều không phải là cơ sở cho bạn lâu dài.
Chuyên gia Clements cho rằng, nhiều người thường đưa ra quyết định thông qua thông tin nổi lên trong suy nghĩ. Ví dụ như khi nghe tin về các vụ tai nạn máy bay, có người tỏ ra sợ và chọn lái xe.
Thậm chí, nhiều người nghe về huyền thoại đầu tư Warrent Buffett và người trúng xổ số nên cảm thấy việc trúng số hay thu được nhiều tiền từ cổ phiếu có vẻ dễ dàng.
Thay vào đó, hãy nghiên cứu trước khi đưa ra bất cứ quyết đinh tài chính quan trọng nào, căn cứ vào các thông tin sự kiện và số liệu thống kê.
Không có tự chủ trong quyết định tài chính
Cuộc sống cần chi tiêu và thứ gì cũng cần thiết và cuối cùng nhiều người mới tính đến tiết kiệm. Nhưng phải tiết kiệm càng sớm càng tốt. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về tài chính của cá nhân cho nên phải có sự tự chủ để đảm bảo bền vững lâu dài. Chỉ có kỷ luật mới đi được quãng đường dài và đảm bảo tài chính cá nhân cũng như vậy.