7 món ăn Tết Nguyên tiêu ngon miệng, dễ làm 2023

Tết Nguyên tiêu được xem là ngày Rằm tháng Giêng đầu tiên trong đầu năm mới nên người ta thường khắt khe trong việc lựa chọn các món ăn gia đình. Để lựa chọn món ăn Tết Nguyên tiêu ngon miệng, dễ làm và phù hợp, cùng tham khảo một số gợi ý sau đây.

Gợi ý những món ăn mặn ngày Tết Nguyên tiêu 2023

Tết Nguyên tiêu (Tết Thượng) là dịp lễ Tết quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt không thua kém gì Tết cổ truyền. Trong đó, “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, đầu tiên, còn “Tiêu” có nghĩa là ban đêm. 

Vào dịp đặc biệt ngày, các gia đình thường sẽ chuẩn bị nhiều món ăn khác nhau, chẳng hạn như bánh trôi ngũ sắc, xôi gấc, nem rán,... để thưởng thức cùng với các thành viên trong gia đình. Để biết thưởng thức món ăn này thật ngon miệng, bạn có thể tham khảo cách làm trong phần dưới đây: 

Bánh trôi ngũ sắc 

Bánh trôi ngũ sắc (chè trôi nước) là món ăn ngày Tết Nguyên tiêu khá phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt là đối với người Hoa ở Chợ Lớn, phong tục ăn bánh trôi nước đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng trong dịp Tết này.

Và có không ít truyền thuyết liên quan tới tục ăn bánh trôi nước vào ngày lễ đặc biệt này. Song, tựu trung thì món ăn này được cho là biểu tượng của sự đoàn viên, sum họp gia đình, đồng thời thể hiện mong muốn cuộc sống ấm no, đủ đầy trong một năm sắp tới. 

Nguyên liệu chuẩn bị:

Phần vỏ bánh 

- 15ml nước cốt chanh

- 100ml nước lọc 

Màu trắng (vỏ bánh truyền thống)

- 50g bột nếp

- 5g bột tẻ

- 1 ít muối

- 40ml nước

Màu xanh lá 

- 50g bột nếp

- 5g bột tẻ

- 1 ít muối

- 40ml nước

- 15g lá dứa

Màu xanh lam

- 50g bột nếp

- 5g bột tẻ

- 1 ít muối

- 40ml nước

- 1g hoa đậu biếc

Màu đỏ

- 50g bột nếp

- 5g bột tẻ

- 1 ít muối

- 40ml nước

- 15g củ dền

Màu tím

- 50g bột nếp

- 5g bột tẻ

- 1 ít muối

- 40ml nước

- 15g lá cẩm

Phần nhân bánh 

- Đường phèn dạng viên

- Mè trắng

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ lá dứa rồi cho vào máy xay với 100ml nước lọc, sau đó cho hỗn hợp đã xay nhuyễn vào khăn lọc để lấy nước cốt màu xanh lá ra chén riêng. Đồng thời, bạn hãy làm tương tự với củ dền để có được nước cốt màu đỏ. 

Bước 2: Ngâm hoa đậu biếc vào 40ml nước sôi trong 15 phút để có nước cốt màu xanh lam và làm tương tự với lá cẩm để được nước cốt màu tím. 

Bước 3: Trộn hỗn hợp bột nếp, bột tẻ, muối vào một cái bát lớn, sau đó cho từ từ nước ấm vào và nhồi thành khối bột dẻo mịn trong 30 phút để tạo phần bỏ màu trắng. (Lưu ý: Bạn hãy làm tương tự với những màu bột khác) 

Bước 4: Chia khối bột ra làm nhiều phần nhỏ bằng nhau (khoảng 10g) rồi ấn dẹt từng khối bột, sau đó đặt một viên đường phèn vào và tiếp tục vo tròn vỏ bánh cho đến khi kín lại. 

Bước 5: Chuẩn bị một nồi nước khoảng 1,5l nước và đun sôi nước trong lửa lớn, sau đó hạ lửa vừa rồi thả bánh vào luộc khi nước sôi mạnh. 

Bước 6: Vớt bánh vào tô nước lạnh khi bánh đã nổi lên mặt nước để bánh không bị dính vào nhau. 

Bước 7: Cho bánh ra đĩa rồi dùng đầu ngón tay nhúng sơ qua nước, chấm vào bát đựng vừng trắng đã rang chín rồi dính lên mặt bánh. Điều này sẽ giúp cho vừng sẽ không bị lộn xộn khi rắc lên. 

Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Xôi gấc 

Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho khởi đầu mới với nhiều may mắn trong cuộc sống, sự nghiệp và ý nghĩa cả năm no đủ, mọi việc trôi chảy. Chính vì thế, đây được xem là một món ăn mà bạn không nên bỏ qua vào dịp Tết Nguyên tiêu sắp tới. 

Hương vị của xôi gấc có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Đồng thời, cách làm món ăn này thường không khó như bạn nghĩa nên hãy cùng tham khảo các bước sau đây để có được món xôi gấc chuẩn vị.

Nguyên liệu chuẩn bị:

- 200g quả gấc 

- 2 bát nếp bắc

- 1 muỗng canh đường

- 150ml nước cốt dừa

- 1/2 muỗng cà phê muối

- 5ml rượu trắng 

Hướng dẫn cách làm: 

Bước 1: Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng với một ít muối để nếp dẻo, mềm hơn khi nấu.

Bước 2: Bổ đôi quả gấc để lấy thịt gấc, bóp cho phần thịt gấc ra khỏi hạt gấc để trộn thêm với một thìa rượu trắng. Sau đó, bỏ vào trộn với nếp cùng một ít muối (Lưu ý: Bạn có thể cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm). 

Bước 3: Cho hỗn hợp vừa trộn vào xửng hấp của nồi cơm điện và hấp trong vòng 35 - 40 phút, sau đó bày ra đĩa và trang trí là có thể thưởng thức cùng các thành viên trong gia đình. 

Ảnh: VnExpress

Nem rán 

Bên cạnh bánh trôi nước và xôi gấc, nem rán cũng là một trong những không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên tiêu, nhất là ở các gia đình miền Bắc. Ở các khu vực miền Nam, món ăn này được gọi với cái tên quen thuộc là chả giò. 

Theo đó, nem rán mang ý nghĩa của sự hòa thuận, yêu thương, đem các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn qua những phút giây bếp núc. Ngoài ra, món ăn này được chế biến với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu và cuộn tròn với ý nghĩa tròn đầy, mọi sự hanh thông. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

- 600g thịt nạc vai xay

- 200g tôm nõn

- 5g mộc nhĩ khô

- 3g nấm hương khô

- 1 nắm miến

- 1 củ đậu (hoặc giá đỗ, tùy chọn)

- 1 củ hành tây

- 1/2 củ su hào

- 1/2 củ cà rốt

- 1 nắm hành hoa

- 1 bó rau mùi ta

- 1 - 2 quả trứng

- 2 - 3 củ hành khô

- 1 ít dầu ăn

- Các loại gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu

- Bánh đa nem để gói

- Bia để phết bánh đa nem cho giòn

Hướng dẫn các làm:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở bằng cách rửa sạch, để ráo và thái nhỏ. Sau đó, thái sợi mỏng nhỏ các loại củ như cà rốt, su hào, củ đậu và hành tây. 

Bước 2: Thái nhỏ rau mùi, hành hoa và băm nhỏ hành khô, sau đó bóc vỏ tôm tươi rồi thái theo dạng hạt lưu. 

Bước 3: Cho thịt vào nồi rồi trộn đều với hỗn hợp (một thìa canh dầu ăn, một thìa cà phê hạt nêm, một thìa cà phê muối (bột canh), một thìa cà phê mắm, hai thìa cà phê hạt tiêu). Tiếp đến là cho hỗn hợp rau củ ở bước hai vào nồi thịt vừa mới trộn xong.

Bước 4: Đặt lá nem trên một mặt phẳng và dùng khăn xô thấm chút bia để thoa đều cho bánh đa nem mềm, đồng thời cho thêm 1/2 lá đa nem nữa lót để tránh vỡ nhân khi rán. 

Bước 5: Cho nhân vừa trộn ở bước ba vào và gói đều tay (Lưu ý: Khi nào chuẩn bị gói nem, bạn mới cho trứng gà để tránh nhân bị chảy nước).

Bước 6: Cho dầu vào chảo rồi đợi dầu sôi thì cho ném vào rán ở lửa nhỏ vừa. Khi nem chín khoảng 70 - 80%, bạn sẽ vớt ra để giấy thấm dầu cho nguội rồi đem cấp đông. Sau đó, trước khi ăn thì đem chiên nem lại lần hai cho đến khi vàng giòn. 

Ảnh: Điện máy XANH

Chân giò bó luộc

Chân giò trong tiếng Hán là trư túc, trong đó: “Trư” là heo đồng âm với chư (mọi thứ), còn “Túc” là chân nên “Trư túc” có ý nghĩa là cuộc sống sung túc, đủ đầy. Do đó, việc ăn mừng ngày Tết Nguyên Tiêu gần như không thể thiếu món ăn này với ước nguyện một năm đầy đủ, sung túc hơn. 

Chân giò rút xương luộc là món ăn với hương vị thơm ngon, mềm mềm của thịt heo và có thể ăn kèm nhiều món khác. Để thưởng thức món chân giò bó luộc mà sạch mùi hôi tanh của thịt heo, cùng tham khảo các bước làm sau đây. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

- 800g thịt chân giò

- 3 củ hành tây

- 1 muỗng cà phê bột ngọt

- 1 muỗng cà phê hạt nêm

Hướng dẫn cách làm: 

Bước 1: Chuẩn bị sẵn một thau nước, sau đó cho vào đây một chén canh rượu trắng, một muỗng canh muối rồi khuấy đều cho muối tan.

Bước 2: Rửa sạch chân giò (đã chẻ làm đôi) và ngâm trong nước sạch với thời gian 10 phút để khử đi mùi tanh, hôi của thịt heo. Tiếp đến, bạn hãy rửa sạch chân giò dưới vòi nước khoảng 3 - 4 lần. 

Bước 3: Dùng khăn sạch lau khô phần chân giò, sau đó ướp chân giò với 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và một muỗng cà phê hạt nêm. Sau đó, thoa đều để cho thịt thấm gia vị trong khoảng 10 - 15 phút. 

Bước 4: Cuộn chân giò lại sao cho phần da bên ngoài và bao hết phần thịt bên trong. Tiếp theo là dùng sợi chỉ bó sơ chân giò để cố định rồi bắt đầu quấn chỉ theo chiều ngang hình xoắn ốc. 

Bước 5: Cho chân giò vào nồi rồi đổ nước lạnh ngập phần chân giò. Kế đến là cho khoảng 2 - 3 củ hành tây cùng 1/2 muỗng cà phê bột nêm vào nồi thịt, khuấy nhẹ. 

Bước 6: Tiến hành luộc thịt trong khoảng 10 phút với lửa vừa và không đậy nắp. Khi nước sôi, bạn bắt đầu vớt bỏ bọt trắng, đậy nắp lại và luộc thịt ở lửa nhỏ trong vòng 20 - 25 phút rồi tắt bếp.

Bước 7: Ủ thịt trong nồi khoảng 20 - 30 phút nữa để tránh cho thịt bị khô, sau đó dùng màng bọc thực phẩm lại để bọc thịt và cho vào ngăn mát tủ lạnh 6 - 8 tiếng để thịt trở nên săn chắc hơn. 

Bước 8: Cắt bỏ chỉnh và cắt thành các khoanh mỏng là có thể thưởng thức cùng với gia đình. 

Ảnh: Vietgiaitri.com

3 món ăn chay ngày Tết Nguyên tiêu 2023

Do là ngày Rằm tháng Giêng nên mọi người cũng tránh sát sinh nên các món ăn chay cũng có thể thay các món ăn thông thường để giải hạn cho cả năm, đồng thời còn tốt cho sức khỏe gia đình. Hãy cùng tham khảo cách làm một số món chay để bữa ăn gia đình thêm ý nghĩa, ngon miệng. 

Chả ram chay 

Chả ram chay cũng là món ăn dễ làm được nhiều gia đình ưa thích trong ngày Tết Nguyên tiêu. Một món ăn mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn, đồng thời còn mang cả hương vị của mùa Xuân vào trong một gói bánh nhỏ.

Thay vì nhân bánh truyền thống là tôm, thịt, cua,... thì nhân chay sẽ được thay thế bởi các nguyên liệu thanh đạm như rau củ và nấm. Với hương vị bùi mềm bên trong và vỏ ngoài giòn giòn, đây chắc chắn sẽ là món ăn khiến cho gia đình bạn ăn mãi không ngán.

Nguyên liệu chuẩn bị:  

- 100g khoai môn

- 100g cà rốt

- 100g củ sắn

- 100g đậu xanh không vỏ

- 30g tàu hũ ky chiên giòn

- 300ml dầu ăn

- 4 cái nấm mèo khô

- 1 muỗng canh bột mì

- 1 gói bánh tráng pía

- 1/3 muỗng cà phê muối

- 1/2 muỗng cà phê đường trắng

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Rửa sạch và cắt sợi khoai môn, cà rốt và củ sắn, đồng thời ngâm nở rồi cắt nhuyễn nấm mèo, chiên giòn tàu hũ ky và hấp chín đậu xanh.

Bước 2: Cho các nguyên liệu vào một tô lớn, sau đó thêm ít bột mì để tạo sự kết dính và nêm muối, đường rồi trộn đều chúng lại với nhau. 

Bước 3: Cho miếng bánh tráng pía ra mặt phẳng, sau đó cho nhân rồi cuốn vào thành từng cuốn chả giò thon, gọn và đẹp. 

Bước 4: Đun nóng dầu ăn với lửa vừa rồi cho chả vào chiên đến khi chính vàng thì vớt ra để ráo dầu rồi thưởng thức. 

Ảnh: Siêu Ngon

Miến trộn chay

Nếu là một tín đồ ăn chay thì bạn có thể lựa chọn miến trộn chay cho dịp Tết Nguyên tiêu sắp tới. Có thể nói, đây là một trong những món ăn dung hòa được đầy đủ nguyên liệu từ miến - nấm - đậu phụ ở mức vừa đủ, giúp ngày Tết vẫn đủ dinh dưỡng mà không bị đơn điệu.

Nguyên liệu chuẩn bị: 

- 200g miến (tùy vào số lượng người ăn)

- 70g nấm hương (ngâm nước nóng cho nở rồi dùng kéo cắt khoanh tròn theo cây nấm)

- 100g giá đỗ

- 200g cà rốt

- 20g cần tây

- 1 miếng đậu phụ

- 100g lạc rang (sạch vỏ và dập giã)

- Bột chiên giòn

- Bột ngũ vị hương hiệu con Nai

- Nước tương, đường, ớt, tỏi, chanh

- Gia vị: hạt nêm, xì dầu, mì chính, muối

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Ướp nấm với một chút hạt nêm chay, muối và ngũ vị hương trong 15 phút, sau đó rắc bột chiên giòn lên nấm đã ước cho thật đều. Tiếp theo, đun nóng dầu rồi thả nấm vào chiên vàng rồi với nấm ra giấy thấm dầu.

Bước 2: Cho miến vào nước sôi để trần sơ, sau đó đổ miến ra và trộn đều với một ít dầu ăn để miến không bị dính vào nhau. 

Bước 3: Cắt đậu phụ thành lát mỏng, chiên vàng giòn và thái sợi, sau đó cắt khúc cần tây và thái sợi cà rốt (Lưu ý: Bạn cần chần sơ cần tây, cà rốt và giá đỗ với nước đun sôi và một ít muối rồi cho vào nước lại để các nguyên liệu giòn hơn). 

Bước 4: Làm nước sốt chua ngọt bằng cách trộn hỗn hợp băm ớt, nước tương, đường và chanh. Sau đó, trộn miến với các nguyên liệu đồng thời cho hỗn hợp nước sốt vào là hoàn thành. 

Ảnh: Anchay.vn

Nấm kho 

Nấm được xem là một nguyên liệu mà bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng chế biến thành nhiều món ăn ngon trong gia đình, trong đó có cả món nấm chay hấp dẫn, thơm ngon. Do đó, những bạn nào ăn chay cũng sẽ lựa chọn món ăn này để thưởng thức vào ngày Tết Nguyên tiêu. Cách làm món ăn này cũng không quá cầu kỳ mà ngược lại vô cùng đơn giản. Cụ thể: 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

- 300gr nấm rơm/ nấm mỡ hoặc loại bạn thích (Rửa sạch và cắt thành lát dày)

- 1 muỗng cà phê nước màu

- 2 muỗng canh xì dầu

- 1 muỗng canh dầu hào chay

- 1 muỗng cà phê dầu điều màu 

- 1 củ hành khô, 

- 1/2 củ tỏi được băm nhỏ

- Gia vị: Đường, ớt bột, tiêu

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Ướp nấm với xì dầu, dầu hào chay, nước màu, 1/2 muỗng cà phê tiêu, một muỗng cà phê ớt bột, hai muỗng cà phê đường và một muỗng cà phê dầu điều màu rồi trộn đều hỗn hợp lại với nhau. 

Bước 2: Cho một ít dầu vào đun nóng rồi cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó đổ nấm đã ướp vào nồi và đảo đều rồi đậy nắp lại (Lưu ý: Đua lửa nhỏ khoảng 15 - 20 phút). 

Bước 3: Cho nấm ra bát hoặc đĩa rồi trang trí thêm một chút rau mùi để món ăn trông thơm ngon, đẹp mắt hơn. 

Ảnh: Món Ngon Mỗi Ngày

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.