7 ngọn núi tạo nên danh tiếng cho đồng bằng châu thổ An Giang

Thuộc hai huyện Trị Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Thất Sơn hay 7 ngọn núi là địa danh du lịch vô cùng nổi tiếng của miền đồng bằng Tây Nam Bộ.

Lịch sử ghi lại rằng, vùng bảy núi khi xưa là đất của Chân Lạp. Trong một cuộc tranh giành quyền lực, người đứng đầu Chân Lạp khi ấy là Nặc Tôn đã được chúa Nguyễn giúp đỡ để giành lại ngôi vua. Cảm kích trước hành động đó, vào năm 1757, Nặc Tôn đã hiến phần đất Tầm Phong Long trong đó có 7 ngọn núi để dâng lên chúa Nguyễn.

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 1.

Ảnh: Lang Thang An Giang

Trong cuốn Những trang sử về An Giang vào năm 1984, Trần Thanh Phương đã liệt kê tên của 7 ngọn núi, đó là: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn) và Núi Nước (Thủy Đài Sơn). 

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, chắc hẳn du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham quan, khám phá 7 ngọn núi tại nơi đây. Địa danh này cũng nổi tiếng với biết bao câu chuyện hấp dẫn, được truyền tai nhau từ nhiều đời trước đó.  

Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn)

Thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, núi Cấm còn được mọi người biết đến với những cái tên như núi Ông Cấm, Thiên Cấm Sơn hay Thiên Cẩm Sơn. Đây là ngọn núi cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long với độ cao 705m cùng chu vi khoảng 28.600m. 

Cái tên Núi Cấm chính thức xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí vào cuối thế kỉ XIX. Trong đó, có đoạn mô tả: “thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót”. 

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 2.

Núi Cấm (Ảnh: huyhuymeo)

Núi Cấm sở hữu khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình, cây cối xanh tốt nên được rất nhiều người ghé thăm, yêu thích. Bên cạnh đó, du khách tham quan núi Cấm cũng sẽ có cơ hội thưởng ngoạn những địa điểm hấp dẫn trên núi như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm...

Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)

Núi Dài Năm Giếng hay còn được biết đến với cái tên Ngũ Hồ Sơn là ngọn núi cao thứ 4 trong 7 ngọn núi của tỉnh An Giang. Núi thuộc thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, giáp với địa phận 2 xã An Phú và Văn Giáo. 

Ngũ Hồ Sơn cao 265m, chu vi khoảng hơn 8.700m. Cái tên Núi Dài Năm Giếng bắt nguồn từ đặc điểm địa hình vô cùng đặc biệt của nơi đây. Người ta khám phá trên núi có 5 nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước, tuy địa hình hiểm trở nhưng cảnh vật tươi tốt, không khí thoáng đãng quanh năm.

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 3.

Núi Dài Năm Giếng (Ảnh: Lang thang An Giang)

Trên núi cũng trồng rất nhiều loại cây ăn trái như ổi, mận, xoài, thanh long, bưởi, sầu riêng. Ngoài khác thác du lịch, Núi Dài Năm Giếng còn sở hữu nguồn tài nguyên đá tự nhiên khá phong phú dùng để khai thác, ốp lát trang trí... 

Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)

Thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, Phụng Hoàng Sơn là một trong 7 ngọn núi nổi tiếng của tỉnh An Giang. Núi cao 614m, với chiều dài 5.800m và chiều rộng là 3.700m. Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên nhiều nơi trong núi Cô Tô có hệ thống hang ngầm phức tạp, chằng chịt như tổ ong. 

Một số địa điểm vô cùng nổi tiếng dành cho bạn khi ghé thăm núi Cô Tô ở An Giang, đó là: Đồi Tức Dụp, Hồ Hoài So...

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 4.

Núi Cô Tô (Ảnh: halove2go)

Núi Dài (Ngọa Long Sơn)

Ngọn núi dài nhất trong hệ thống 7 núi ở An Giang phải kể đến Ngọa Long Sơn hay Núi Dài. Thuộc địa bàn của 3 xã Châu Lăng, Lương Phi và Lễ Trì, Ngọa Long Sơn trải dài khoảng 8km cùng độ cao 580m. 

Núi được hình thành trong thời kì tạo sơn với địa hình khá dốc và có nhiều đá cứng pha trộn với các thành phần khác nhau. 

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 5.

Núi Dài (Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên)

Trước năm 1975, trên núi có một căn cứ cách mạng là Ô Tà Sóc. Nơi đây được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia trong năm 2001. 

Ngoài thắng cảnh, tận hưởng không khí trong lành, thoáng đãng nơi thiên nhiên, núi rừng thì du khách còn có thể khám phá rất nhiều vườn cây ăn trái sai trĩu cành tại nơi đây. 

Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)

Thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, núi Tượng còn được du khách gần xa biết đến với cái tên Liên Hoa Sơn. Núi cao vỏn vẹn 145m, chu vi khoảng hơn 3.800m. Nhìn từ xa, núi mang hình dáng giống như một chú voi, từ đó, cái tên núi Tượng ra đời. Trên núi trồng rất nhiều tre và cây ăn trái. Đặc biệt, những loại cây ăn trái hiếm khi gặp trong dải Thất Sơn lại có mặt ở Liên Hoa Sơn. 

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 6.

Núi Tượng (Ảnh: Mapio.net)

Núi Két (Anh Vũ Sơn)

Núi Két, núi Ông Két hay Anh Vũ Sơn là một trong 7 ngọn núi của tỉnh An Giang. Ngọn núi này thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên với độ cao khoảng 222m. Trên đỉnh núi có một mỏm đá nhô ra rất giống với hình dạng của con chim Két, từ đó, cái tên núi Két hay Anh Vũ Sơn được nhiều người truyền tai nhau và trở thành tên gọi của ngọn núi này. 

Ghé thăm núi Két, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rất nhiều di tích nổi tiếng như Đình Thới Sơn, Chùa Thới Sơn hay Chùa Phước Điền...

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 7.

Núi Két (Ảnh: tuan.ta.11)

Núi Nước (Thủy Đài Sơn)

Ngọn núi nhỏ nhất trong hệ thống Thất Sơn tại An Giang đó là Thủy Đài Sơn hay núi Nước. Với độ cao vỏn vẹn 54m cùng chu vi 1.070m, núi Nước nằm giữa những cánh đồng lớn tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn. 

Trước kia, khi chưa có đê bao chống lũ, khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch là thời điểm biển nước mênh mông bao quanh Thủy Đài Sơn. Cũng vì lý do đó mà cái tên núi Nước được người dân đặt cho địa danh này. 

Thượng ngoạn cảnh đẹp ấn tượng, cuốn hút nơi 7 núi ở An Giang  - Ảnh 8.

Núi Nước (Ảnh: kukhanh98s)


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.