8 vật dụng phổ biến không nên dùng chung dù có thân thiết tới đâu vì dễ lây bệnh

Những vật dụng không nên dùng chung để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người, đặc biệt vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp như hiện nay.

Hầu hết chúng ta đều không bao giờ phải mượn người khác khăn mặt hoặc bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, có nhiều đồ dùng cá nhân khác mà chúng ta vẫn thỉnh thoảng chia sẻ với người khác nhưng thực sự thì không nên bởi những lí do về sức khỏe. Cùng tìm hiểu những vật dụng không nên dùng chung sau đây để chủ động tránh mượn hoặc cho mượn những vật dụng này.

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu

1. Đồ trang điểm

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 1.

(Nguồn: Freepik)

Bạn của bạn đã để quên bộ trang điểm ở nhà. Chắc chắn là điều đơn giản để cho cô ấy mượn son môi của bạn? Thật ra, bạn không nên làm điều đó. Các bệnh như herpes môi (mụn nước sốt) có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung son môi. Ngay cả khi người bị bệnh không có triệu chứng rõ ràng, vi-rút vẫn có thể có trong niêm mạc miệng và nước bọt.

Các sản phẩm được khuyến cáo không nên dùng chung là bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt. Sau những lần sư dụng, chúng sẽ tích tụ lông và những mảnh da nhỏ có chứa vi khuẩn. Ngoài ra, không nên cho bất cứ ai dùng chung cọ trang điểm với bạn và tuyệt đối không bao giờ sử dụng sản phẩm mẫu trong cửa hàng mĩ phẩm.

Để tránh sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn, hãy sử dụng khăn giấy sạch để loại bỏ lớp trên cùng của son môi, vệ sinh các dụng cụ trang điểm định kì tùy vào tần suất sử dụng.

2. Tai nghe

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 2.

(Nguồn: Thegioididong)

Mỗi người có một cân bằng hệ vi khuẩn riêng trong ráy tai của mình. Nếu dùng chung tai nghe, có nguy cơ chúng ta sẽ phá vỡ sự cân bằng này. Đặc biệt nếu dùng khi tập luyện thể thao, nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn. Ngoài ra, nếu dùng chung tai nghe, các vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus có nguy cơ xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ.

Bạn có thể vệ sinh tai nghe với oxi già hoặc cồn ít nhất một tuần một lần nếu sử dụng thường xuyên, hoặc trước khi dùng chung. Tránh bôi quá nhiều chất lỏng để không làm hỏng loa. 

3. Kẹp tóc và dụng cụ uốn tóc

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 3.

(Nguồn: Dep365)

Hầu hết mọi người biết rằng cho mượn lược cá nhân là một ý tưởng tồi. Vâng, điều tương tự áp dụng cho tất cả các phụ kiện tóc tiếp xúc với da đầu! Nấm và chấy dễ dàng lây lan bằng cách mượn băng đô, lược, kẹp, hoặc dụng cụ uốn.

Nên chà rửa nhẹ nhàng những dụng cụ này vài tuần một lần, tùy thuộc vào tần suất sử dụng. Dụng cụ uốn và kẹp tóc kim loại có thể được rửa sạch bằng xà phòng. Chú ý hãy lau khô chúng sau đó.

4. Lăn khử mùi

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 4.

(Nguồn: Pinterest)


Ngay cả với loại lăn khử mùi có đặc tính kháng khuẩn, phần bề mặt tiếp xúc với da có thể vẫn chứa vi khuẩn. Rốt cuộc, chiếc lăn khử mùi đã nhiễm vi khuẩn gây ra mùi mồ hôi mà chúng ta đang cố gắng trung hòa.

Tốt nhất là nên sử dụng lăn khử mùi ngay sau khi bạn tắm, trong khi da vẫn sạch. Hoặc làm sạch vùng da dưới cách tay trước khi sử dụng.




5. Khăn tắm

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 5.

(Nguồn: Amara)

Những chiếc khăn thường được treo trong nhà vệ sinh khi bạn tắm, khi đó độ ẩm tăng cao là lúc khiến chiếc khăn của bạn trở thành nơi sinh sản hoàn hảo cho nấm mốc, và vi khuẩn.

Những chiếc khăn như vậy có thể lây nhiễm cho người khác nếu dùng chung, gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc.

Các chuyên gia vệ sinh khuyên nên thay khăn sau mỗi 3-4 ngày. Tốt nhất là bạn nên phơi khô khăn trên ban công hoặc ở nơi thoáng mát, sạch sẽ thay vì để chúng trong phòng tắm. Hãy nhớ làm khô khăn sau mỗi lần sử dụng, và ủi chúng sau khi giặt nếu cẩn thận hơn.

Những điều trên cũng áp dụng cho những chiếc bông tắm

6. Bộ cắt tỉa lông, móng

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 6.

(Nguồn: Stubblepatrol)

Nhíp của bạn, bộ cắt móng tay, máy cạo lông, dao cạo râu và các phụ kiện khác chỉ nên được sử dụng bởi bạn. Không còn ai khác. Khi sử dụng thường xuyên, những vật phẩm này có khả năng có những giọt máu siêu nhỏ vô hình trên bề mặt của chúng. Đừng chia sẻ những vật dụng này với bất cứ ai nếu bạn muốn tránh bị nhiễm herpes (mụn rộp) và nấm.

Sau mỗi lần sử dụng, lau sạch bề mặt những phụ kiện này bằng cồn.

7. Đồ chăm sóc da

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 7.

(Nguồn: Thitruongsi)

Bàn chải rửa mặt, con lăn massage..., theo thời gian, chúng sẽ tích tụ lông và những mảnh da nhỏ có chứa vi khuẩn. Điều này có thể gây ra mụn trứng cá...

Đừng quên rửa cẩn thận các phụ kiện bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Cũng nên thay đổi chúng sau mỗi 2-3 tháng sử dụng.

8. Dép đi trong nhà

Những vật dụng không nên dùng chung dù có thân thiết và gần gũi tới đâu - Ảnh 8.

(Nguồn: Curiouskeeda)

Khi nhà có khách, thật chu đáo nếu cung cấp cho họ những đôi dép đi trong nhà. Nhưng bạn nên mua một vài đôi chỉ để sử dụng để tiếp khách như vậy. Khi bạn đi dép, chắc chắn sẽ có lúc chân bạn đổ mồ hôi, tạo điều kiện sinh sản hoàn hảo cho nấm và vi khuẩn. Cố gắng tránh thói quen đi dép khi chân còn ướt. Nên thay dép sau 6 tháng sử dụng, hoặc thi thoảng giặt chúng nếu chất liệu cho phép, hoặc khử trùng phần bên trong.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.