9 tuyến đường sắt đô thị sẽ chạy qua những khu vực nào của Hà Nội?

Theo qui hoạch đến năm 2020, ngoài tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và một phần tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội đang thi công, sắp đưa vào khai thác, Hà Nội còn qui hoạch thêm 7 tuyến đường sắt đô thị.
Tiến độ 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Ảnh 1.

Theo Hanoi Metro, Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh dài khoảng 38,7 km và chia làm hai nhánh Ngọc Hồi - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xã. Sau 16 năm triển khai, tính thời điểm hiện tại dự án mới triển khai được giai đoạn một, đó là tập trung xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi với tổng kinh phí là 19.046 tỉ đồng. Còn giai đoạn hai và ba gồm xây dựng tuyến trên cao từ ga Ngọc Hồi đến ga Hà Nội; ga Hà Nội đến Ga Yên Viên vẫn chưa được triển khai. (Ảnh: Phối cảnh Tổ hợp Ga Ngọc Hồi).

Tiến độ 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Ảnh 2.

Tuyến số 2: Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình; dài 35,2 km, tổng mức đầu tư 19.555 tỉ đồng. Được phê duyêt qui hoạch từ 12 năm trước nhưng dự án đến nay vẫn chưa triển khai do vướng qui hoạch ga ngầm chạy xuyên qua khu vực hồ Gươm. Trong ảnh là vị trí dự kiến xây dựng ga ngầm C9 tuyến đường sắt đô thị số 2 TP Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 10 m. (Ảnh: Nhân Dân).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 3.

Sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, đến nay tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn công và đang chờ các đơn vị liên quan đang thực hiện công tác nghiệm thu quyết toán và bàn giao. (Ảnh: Zing News).

Tiến độ 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Ảnh 3.

Tuyến số 3: Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 21 km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây; tổng chiều dài dự kiến 48 km. Các hạng mục của chặng Nhổn - Ga Hà Nội đang được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm đưa vào khai thác trong tháng 4/2021. (Ảnh: Zing News).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 5.

Cận cảnh đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội đang trên đường về Việt Nam, dự kiến cập bến tại nước ta vào cuối tháng 10. (Ảnh: Nhân Dân).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 6.

Tuyến số 4: Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Bắc Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh dài 53,1 km, có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5 đang chuẩn bị được xây dựng. (Ảnh: Tuyến ĐSĐT số 4 sẽ đi qua địa phận huyện Đông Anh, kết nối khu vực này với trung tâm TP/Bộ Xây dựng).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 7.

Tuyến số 5: Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc đã được UBND Hà Nội đề xuất triển khai hồi cuối tháng 9/2020. Tuyến ĐSĐT dài 39 km, tổng mức đầu tư khoảng 65.404 tỉ đồng, dự kiến có 15 trạm dừng. (Ảnh: Pháp luật và Xã hội).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 8.

Tuyến này chạy dọc theo trục đường Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long - đến khu công nghệ cao Hòa Lạc, kết nối 6 quận, huyện gồm: Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất. (Ảnh phối cảnh Dự án Đường sắt đô thị tuyến số 5).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 9.

Tuyến số 6: Nội Bài - khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội; dài 43 km vẫn trong giai đoạn qui hoạch. (Ảnh minh họa: Vietnamnet).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 10.

Tuyến số 7: Mê Linh - đô thị mới phía Tây Nhổn - Vân Canh - Dương Nội, kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội; dài khoảng 35 km. Tuyến này đi qau địa bàn Mê Linh, kết nối khu vực với trung tâm TP. Dự án vẫn đang trong giai đoạn qui hoạch. (ảnh: HaNoiTV).

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 11.

Tuyến số 8: Cổ Nhuế - vành Đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá; dài khoảng 28 km. (Ảnh phối cảnh một đoạn trong tuyến đường sắt đô thị số 8).

Theo Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt ngày 26/7/2011, dự kiến, khi mạng lưới ĐSĐT thành phố Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35-45%, giảm thị phần người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%; đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và tình trạng ô nhiễm.

Các tuyến dự kiến vận hành giai đoạn 2020-2030 gồm: Tuyến 3 - đoạn 3.1: Nhổn - ga Hà Nội dự kiến vận hành năm 2023, Tuyến 3 - đoạn 3.2: Ga Hà Nội - Hoàng Mai; Tuyến 3 - đoạn 3.3: Nhổn - Trôi – Phùng ; Tuyến 2 - đoạn 2.1: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo ; Tuyến 2 - đoạn 2.2: Trần Hưng Đạo - Thượng Đình ;Tuyến 2 - đoạn 2.3: Nam Thăng Long - Nội Bài; Tuyến 1- đoạn 1: Ngọc Hồi - Yên Viên; Tuyến 5: đoạn 5.1: Văn Cao - Vành đai 4; Tuyến 8 - đoạn 8.1: Sơn Đồng - Mai Dịch.

Các đoạn tuyến còn lại dự kiến vận hành sau năm 2030.

8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội vẫn đang qui hoạch - Ảnh 13.

Qui hoạch mạng lưới Metro thành phố Hà Nội. (Nguồn: Metro Hà Nội).

 

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.