Án tham nhũng, chức vụ năm 2019 giảm 0,35%

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, từ 1.10.2018 tới 31.7.2019, lực lượng chức năng phát hiện 281 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, ít hơn 0,35% so với cùng kỳ năm 2018.
avatar_1567483632993

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trình bày báo cáo tại phiên họp. (Ảnh Hoàng Hải)

Thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi

Trình bày báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm năm 2019 tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội sáng nay, 3/9, thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, cho hay từ 1/10/2018 tới 31/7/2019, các lực lượng chức năng phát hiện 14.228 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản kinh tế. 

Trong đó, khởi tố 2.196 vụ án với 3.408 bị can; xử hành chính 11.072 vụ với số tiền trên 244 tỉ đồng. Con số này, theo ông Vương, ít hơn 11,02% so với cùng kỳ năm 2018.

Các lực lượng chức năng cũng phát hiện 281 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ, trong đó, khởi tố 274 vụ với 683 bị can, ít hơn 0,35% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo ông Vương, các cơ quan chức năng đã đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo bảo đảm đúng tiến độ, khắc phục được nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp hồ sơ, tài liệu, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, thu hồi tài sản. Công tác phát hiện, điều tra, xử tham nhũng ở địa phương có nhiều tiến bộ, từng bước khắc phục dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử nghiệm nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm góp phần răn đe vi phạm (điển hình là Công an Đắk Nông phát hiện vụ sản xuất xăng A95 giả quy mô lớn trên nhiều tỉnh phía nam).

“Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế còn diễn ra phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ cao để phạm tội; sử dụng phần mềm gian lận doanh thu để trốn thuế, kéo dài thời gian thu phí tại các trạm thu phí BOT”, ông Vương cho hay.

Bên cạnh đó, ông Vương cũng cho rằng, hoạt động lợi dụng triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, triển khai thực hiện các dự án, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để chiếm đoạt tài sản nhà nước vẫn còn tiềm ẩn phức tạp.

Tình trạng “tham nhũng vặt” trong giải quyết thủ tục hành chính công diễn ra tương đối phổ hiến, nhất là ở cơ sở, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp... Chẳng hạn như vụ 3 cán bộ thuộc Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng về tội nhận hối lộ khi tiến hành thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc...

Gia tăng tình trạng người nước ngoài lợi dụng địa bàn Việt Nam phạm tội

Về tội phạm và tệ nạn ma túy, ông Vương cho hay, các lực lượng chức năng đã phát hiện 20.247 vụ, 31.464 đối tượng phạm tội về ma túy (ít hơn 4,11% so với cùng kỳ năm 2018), thu giữ hàng nghìn kg heroin; hàng nghìn kg ma túy và hàng trăm nghìn viên ma túy tổng hợp...

Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá, hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia tăng mạnh, lợi dụng Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy đi nước thứ 3; thủ đoạn chủ yếu là đối tượng người nước ngoài thành lập doanh nghiệp để tạo vỏ bọc ngụy trang, lợi dụng các chinh sách thông thoáng về hải quan để tổ chức vận chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng về Việt Nam và đi nước thứ 3.

Án tham nhũng, chức vụ năm 2019 giảm 0,35% - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Tư pháp. (Ảnh Hoàng Hải)

Bên cạnh đó, trong nước, số người nghiện tiếp tục gia tăng (đến tháng 8.2019, toàn quốc có hơn 230.000 người nghiện có hồ sơ quản , tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018) làm cho hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy vẫn diễn ra phức tạp. Người nghiện phần lớn đang ở ngoài xã hội, là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng, gây lo lắng trong nhân dân.

Về lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, ông Vương đánh giá tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông diễn biến ngày càng phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại lớn.

Theo ông Vương, các lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây tội phạm cờ bạc, cá độ bóng đá qua mạng internet; tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam; phát hiện 287 vụ, 437 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông, tin học (nhiều hơn 3,24% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó, đã khởi tố 127 vụ, 258 bị can (tăng 4,96% số vụ và giảm 5,84% bị can so với cùng kỳ năm 2018).

“Đáng lưu ý, tình trạng người nước ngoài lợi dụng địa bàn Việt Nam để phạm tội sử dụng công nghệ cao (lừa đảo, tổ chức đánh bạc qua mạng... ) có chiều hướng gia tăng”, ông Vương nói, và dẫn ví dụ vụ 395 người Trung Quốc điều hành nhiều website tổ chức cho công dân Trung Quốc đánh bạc trực tuyến qua mạng Internet (có máy chủ đặt tại nước ngoài) tại khu đô thị Our City, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

Có cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo kê, tiếp tay cho vi phạm

Đánh giá về công tác phòng, chống tội phạm trong năm qua, bên cạnh những ưu điểm, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thừa nhận, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp.

Công tác quản nhà nước trên nhiều lĩnh vực vẫn còn tồn tại, thiếu sót, chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình, còn kẽ hở cho tội phạm, vi phạm pháp luật (nhất là những vấn đề liên quan đến không gian mạng). Công tác phòng ngừa tội phạm chưa mang lại hiệu quả thực chất, phòng ngừa xã hội ở một số địa phương mang tính hình thức, phòng ngừa nghiệp vụ hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số vi phạm trong hoạt động điều tra, xử tội phạm, cá biệt có trường hợp cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo kê, làm ngơ, tiếp tay cho vi phạm, tội phạm gây dư luận xấu.

Vi phạm hành chính diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng việc xử chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, đã ảnh hưởng đến kỷ cương, phép nước trong một số lĩnh vực. Công tác quản cư trú, nhất là quản cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, còn nhiều sơ hở, thiếu sót.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.