Ba lần thoái vốn không thành của SCIC tại Tổng công ty Thăng Long

SCIC vừa bán không thành công 10,5 triệu cổ phiếu TTL (tương đương 25,09% vốn điều lệ) do không có nhà đầu tư. Đây là lần thứ ba mà SCIC SCIC thoái vốn Thăng Long không thành.

Thông tin từ Tổng công ty Thăng Long - CTCP (mã chứng khoán: TTL), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa bán không thành công 10,5 triệu cổ phiếu TTL, (tương đương 25,09% vốn điều lệ) do chưa có nhà đầu tư.

Trước đó, trong tháng 7, SCIC đã đăng ký bán toàn bộ 10,5 triệu cổ phiếu TTL với phương thức giao dịch ngoài hệ thống, ngày bắt đầu giao dịch là 18/7, ngày kết thúc giao dịch là ngày 16/8.

Theo SCIC, mục đích của việc thực hiện giao dịch trên là chuyển nhượng vốn theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020 và theo thông báo của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước về việc thực hiện bán vốn Nhà nước.

Tạm tính theo giá đóng cửa ngày 30/8, cổ phiếu TTL đang giao dịch ở mức 12.900 đồng/cp.

 Tình hình biến động cổ phiếu TTL trong ba tháng gần đây. (Nguồn: Tradingview).

Như vậy đây là lần thứ 3 SCIC thoái vốn Thăng Long bất thành, trước đó, HNX đã không tổ chức phiên chào bán cạnh tranh cả lô cổ phần của Thăng Long do SCIC sở hữu vào ngày 10/8/2022 vì đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16h00 ngày 03/8) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia mua. Ngày 15/6, HNX tiếp tục không hủy phiên bán đấu giá cổ phiếu TTL vào ngày 21/6, với cùng lý do trên.

Bên cạnh SCIC, trong hai ngày 4 và ngày 5/7, Tasco đã liên tiếp bán ra 1,3 triệu và 14,8 triệu cổ phiếu TTL, (tương đương với 38,66% vốn điều lệ) thu về khoảng 274 tỷ đồng. Sau giao dịch Tasco không còn là cổ đông của Thăng Long.

Tại thời điểm cuối tháng 1, thành viên HĐQT Thăng Long là ông Mai Trọng Thịnh cũng đã bán toàn bộ hơn 4,66 triệu cổ phiếu TTL (tỷ lệ 11,14%) và không còn là cổ đông lớn của Thăng Long. 

Ở chiều ngược lại, trong ngày 4 và ngày 5/7, Xây dựng TNG đã liên tiếp mua vào 1,3 triệu và 14,8 triệu cổ phiếu TNG, nâng tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp này tại Thăng Long từ 38,6% lên 50,1% vốn điều lệ (tương đương với 21 triệu cổ phiếu). 

Về tình hình kinh doanh của Thăng Long, theo báo cáo tài 6 tháng đầu năm đã soát xét, công ty ghi nhận doanh thu thuần 527,8 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021, lãi sau thuế 10,5 tỷ đồng, tăng 48%

Những dự án mà Thăng Long đang thực hiện gồm có cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên, Quảng Ninh; dự án dầm giằng kè Marina Shophouse tại Quảng Ninh; dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn; dự án đường ven biển qua địa phận TP Hải Phòng; dự án trục đông - tây tỉnh Hải Dương,...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.