TS Nguyễn Văn Khách đánh giá, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữ vai trò quan trọng, là trụ cột của nền kinh tế. Theo đó, DNNN đã chuyển dịch theo hướng chỉ tập trung vào những ngành, nghề then chốt của nền kinh tế, những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không đầu tư.
Báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2015 cho biết, vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%.
Theo ông Khách, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn DNNN đang được đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2011 - 2018, cả nước đã cổ phần hóa được hơn 600 DNNN, tổng giá trị thu về cho ngân sách Nhà nước từ bán vốn Nhà nước thông qua cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đạt khoảng 200.000 tỉ đồng. Cơ chế, chính sách về cổ phần hóa DNNN đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Tuy nhiên, ông Khách nhận định, tiến độ cổ phần hóa DNNN, thoái vốn Nhà nước, niêm yết trên thị trường chứng khoán của DNNN đã cổ phần hóa còn chậm.
Cụ thể, theo thống kê của Bộ Tài chính, đến tháng 11/2018, mới có 35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại. Đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp, trong khi kế hoạch năm 2018 phải cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp.
Về kế hoạch thoái vốn, chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn (kế hoạch năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo chỉ đạo của Thủ tướng cũng là một tồn tại trong việc cổ phần hóa DNNN. Hiện còn 35 doanh nghiệp chưa bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.
Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 15/11/2018, còn 667 DNNN đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng kí giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, năm 2017 mới có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42,6% số DNNN) gửi báo cáo đến Bộ để công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
Năm 2016, tỉ lệ này là 38,9%.
Trước những tồn tại trong việc cổ phần hóa DNNN, ông Khách đề xuất các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng yêu cầu các DNNN đã cổ phần hóa phải nghiêm túc thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, thực hiện các yêu cầu công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết, đăng kí giao dịch.
"Việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư lớn trong nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư chiến lược tham gia sâu vào quá trình quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp. Có chính sách tuyển dụng theo cơ chế thị trường, chính sách đãi ngộ phù hợp để có thể tuyển dụng và giữ được các nhân sự cấp cao, nhân sự có chuyên môn", ông Khách nhấn mạnh.
Bộ Tài chính bàn giao SCIC về Siêu Ủy ban
Hôm nay (12/11), Bộ Tài chính tổ chức Lễ bàn giao doanh nghiệp SCIC do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu về ... |
Ngoài SCIC, 20 tập đoàn sẽ chuyển về ‘siêu’ Ủy ban quản lý vốn nhà nước
21 tập đoàn, tổng công ty đã có tên trong danh sách đề xuất doanh nghiệp nhà nước thuộc diện chuyển giao quyền đại diện ... |
'Siêu Ủy ban' quản lý 5 triệu tỷ đồng vốn DNNN: Sẽ chấm dứt 'vừa đá bóng, vừa thổi còi'
Các chuyên gia cho rằng, việc thành lập Siêu Ủy ban quản lý khối lượng rất lớn tài sản của Nhà nước sẽ khắc phục ... |