Bác sĩ hướng dẫn nhận biết các cấp độ nguy hiểm và cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà

Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng có những biểu hiện nhẹ và vẫn tỉnh táo, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
 

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng và bùng phát nhanh ở các tỉnh thành miền Nam. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, số ca nhập viện do tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây. Trung bình mỗi tuần thành phố ghi nhận 286 ca, tăng 47% so với 4 tuần trước đây. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, lượng trẻ nhập viện điều trị vì bệnh tay chân miệng tăng gấp 5 lần so với tháng trước.

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có khả năng lây từ người sang người. Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho biết, bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Trên da xuất hiện những vết loét miệng hoặc tổn thương, mẩn đỏ, bọng nước.

Cấp độ 2: Bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ, run tay hoặc chân, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn ói nhiều; đi loạng choạng; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh; hay giật mình, giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/phút.

Cấp độ 3: Người bệnh có mạch nhanh trên 170 lần/phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác.

Cấp độ 4: Bệnh nhân có biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, thở nấc.

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha
Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng có những biểu hiện nhẹ và vẫn tỉnh táo, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều trị tại nhà. Ảnh minh họa: CDC

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, hô hấp và các biến chứng về thần kinh như viêm màng não, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt trên 39oC, nôn ói nhiều, giật mình khi ngủ, thở nhanh, run các chi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nếu trẻ sốt nhẹ, vẫn ăn và chơi bình thường, nôn ít, tỉnh táo… thì bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý:

- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… khi da có các vết loét.

- Sát trùng niêm mạc miệng bằng nước muối 0,9%, Kamistad.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, thức ăn không cay, không mặn, không nóng

- Cho trẻ uống nước đầy đủ.

- Vệ sinh chân tay miệng hàng ngày.

- Mở cửa nhà để không gian luôn thoáng mát, lưu thông không khí.

- Giặt sạch quần áo và phơi khô.

- Đồ chơi luôn được rửa sạch và sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B 2%.

- Không cho trẻ đi học hay đến chỗ đông người.

- Theo dõi sát và đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu nặng.

Theo bác sĩ Thanh, để phòng tránh bệnh tay chân miệng, bố mẹ và trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Ngoài ra, cần lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường và tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

XEM THÊM

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha Vì sao bệnh tay chân miệng ở TP HCM tăng đột biến?

Sự trở lại của chủng virus khiến 150 người chết vì tay chân miệng được cho là nguyên nhân làm cho bệnh tay chân miệng ...

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha Thực hiện '4 sạch' để phòng bệnh

Trước tình trạng dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng gia tăng đáng kể, nhiều trường hợp ...

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha Vì sao bệnh tay chân miệng năm nay trở nên nguy hiểm?

Dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tăng và nhiều ca nặng do có sự thay đổi gien gây bệnh từ B5 sang C4 của chủng ...

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện

Từ đầu tháng 9 đến nay, trẻ mắc tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện TP Hồ Chí Minh tăng đột biến. Đặc ...

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha Cha mẹ đau xót nhìn trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải ...

bac si huong dan nhan biet cac cap do nguy hiem va cach chua benh tay chan mieng cho tre tai nha Thành phố Hồ Chí Minh: Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng đột biến

Chỉ trong 3 tuần trở lại đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.