Bài cúng Tết Đoan Ngọ 2023 chuẩn, đầy đủ nhất

Vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, các gia đình Việt thường chuẩn bị lễ cúng để tẩy trừ “sâu bọ” và cầu mong những điều may mắn. Cùng tham khảo mẫu bài cúng Tết Đoan Ngọ 2023 và cách chuẩn bị mâm cúng trong bài viết sau để lễ cúng diễn ra một cách chỉn chu nhất.

Chi tiết bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền

Trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được coi là một ngày lễ quan trọng được giữ gìn và lưu truyền từ xa xưa đến nay.

Theo đó, vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm, người dân Việt sẽ thực hiện các tục lễ truyền thống như chuẩn bị lễ cúng Tết Đoan Ngọ với mong muốn diệt trừ “sâu bọ”, bệnh tật trong người, đồng thời thanh tẩy tâm hồn và đẩy lùi những điềm xui rủi.

Để quá trình thực hiện nghi thức cúng bái diễn ra một cách trang nghiêm, chỉn chu nhất, bạn có thể tham khảo các mẫu bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền đầy đủ nhất sau đây:

Bài cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ,... cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Ảnh: Vũ Thế Vinh

Bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ,… cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Ảnh: Đồ cúng Việt

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Bên cạnh các mẫu văn khấn và bài cúng Thần Phật, gia tiên, việc chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ cũng là một hoạt động không thể thiếu trong nghi lễ truyền thống của người dân Việt Nam ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.

Tùy vào phong tục tập quán của từng vùng miền và văn hóa của mỗi gia đình mà mâm cúng ngày Tết diệt sâu bọ sẽ được chuẩn bị theo nhiều cách khác nhau. Song, mỗi món ăn và lễ vật trong mâm cúng đều thể hiện lòng thành kính và hướng về tổ tiên của gia chủ.

Nếu như bạn vẫn chưa biết mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm những gì, bạn có thể tham khảo các lễ vật thường có trong mâm cúng của ba miền Bắc, Trung, Nam sau đây:

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Vào ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm, người dân miền Bắc có thói quen thắp hương vào buổi sáng, sau đó ăn rượu nếp và các loại quả chua, nóng để diệt sâu bọ.

Theo đó, mâm cúng Tết diệt sâu bọ ở miền Bắc sẽ được bày trí những chiếc bánh gio (bánh tro) đặc trưng, cùng với cả hai loại cơm rượu làm từ nếp cẩm có màu tím đậm và cơm rượu nếp cái hoa vàng.

Bên cạnh những món ăn đặc trưng này, dưới đây là một số lễ vật thường có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc:

- Hương, hoa, vàng mã

- Các loại trái cây như vải, mận, đào, dưa hấu đỏ,…

- Bánh tro, bánh ú

- Xôi, chè

- Nước, rượu nếp

- Cơm rượu nếp, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.

Ảnh: Đồ cúng Việt

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Đối với các gia đình miền Trung, thịt vịt chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính hàn, ăn vào sẽ tạo cảm giác thanh mát cả năm và đây cũng được cho là món ăn có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, chè kê và cơm rượu cũng là những món đặc trưng thường có trong mâm cúng của người dân miền Trung. Trong đó, cơm rượu miền Trung thường được làm từ phương pháp lên men cổ truyền và có dạng viên nhỏ hình vuông rất đặc biệt.

Một số lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung mà bạn có thể tham khảo:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận,…

- Bánh tro, bánh ú

- Chè kê

- Thịt vịt

- Cơm rượu miền Trung

Ảnh: Đồ cúng Việt

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Tại khu vực miền Nam, mâm cúng ngày Tết diệt sâu bọ sẽ không thể thiếu các món ăn như cơm rượu, bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau để thưởng thức những món ăn này.

Trong đó, món cơm rượu ở miền Nam thường được vo thành những viên tròn trước khi ủ và được thêm nước đường vào khi rượu dậy mùi. Đây cũng chính là điểm khác biệt của cơm rượu cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam.

Bên cạnh đó, những món ăn truyền thống khác trong mâm cúng miền Nam còn có bánh ú bá trạng được làm từ gạo nếp và có nhiều loại nhân đa dạng từ chay đến mặn, cùng với món chè trôi nước làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi.

Nhìn chung, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam sẽ bao gồm các món ăn và lễ vật sau đây:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận, chôm chôm,…

- Cơm rượu vo viên

- Bánh ú bá trạng

- Chè trôi nước

Ảnh: Đồ cúng Việt

Ngoài ra, gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi cúng Tết Đoan Ngọ để thể hiện được lòng thành kính, trang nghiêm của mình đối với thần linh, tổ tiên:

- Mâm cúng thông thường sẽ được bày ra trên bàn thờ tổ tiên hoặc trước nhà. Gia chủ cũng có thể bày trí mâm cúng ở cả hai khu vực trong nhà và ngoài sân tùy vào văn hóa và điều kiện của mình.

- Giờ cúng Đoan Ngọ thường rơi vào buổi trưa, khoảng 11 - 13h. Đối với những gia đình không có thời gian ở nhà thời điểm trưa thì cũng có thể cúng vào buổi sáng sớm.

- Khi thực hiện nghi thức cúng lễ, gia chủ sẽ cần phải thành tâm khấn vái với thái độ nghiêm túc, tác phong nhẹ nhàng. Khi đọc bài cúng cần chú ý ngắt nghỉ, nhịp điệu đều đặn, rõ ràng, sau đó thắp nhang lên tổ tiên nhằm mong được phù hộ may mắn, sức khỏe cho gia đình.

Ảnh: Bếp Hương


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Quy tụ nhiều ông lớn bất động sản, đất nền một huyện tại Long An ghi nhận tăng giá
Tại huyện Bến Lức (Long An), trong 2 tháng qua, giá đất nền Lương Hòa tăng 10%, đất thổ cư Bình Đức tăng từ mức 4,5 - 6 triệu/m2 lên 5 - 6,5 triệu/m2, đất An Thạnh tăng từ mức 6 - 7 triệu/m2 lên 7 - 8 triệu/m2...