Bài toán lớn của Google khi cố trở thành Apple

Google tham vọng trở thành một công ty mạnh về phần cứng như Apple, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm về truyền thông, tiếp thị sản phẩm.

Sở hữu một sản phẩm tốt thôi chưa đủ. Ở thời đại của Internet, của mạng xã hội, nhà sản xuất còn phải biết cách "nói" về sản phẩm của mình và khiến càng nhiều người nhắc đến đó càng tốt, bất kể khen hay chê.

Google đã ấp ủ kế hoạch xây dựng điện thoại mang thương hiệu của riêng họ từ lâu. Họ đã mua Motorola rồi sau đó lại bán rẻ cho Lenovo. Họ phát triển điện thoại xếp hình Ara nhưng sớm khai tử dự án. Họ tiếp tục mua một phần HTC. Ngoài ra, Google còn có máy tính xách tay Chromebook và cũng đã mua công ty chuyên về các giải pháp nhà thông minh Nest.

Không ai nghi ngờ về quyết tâm trở thành một công ty phần cứng giống Apple của Google cùng khả năng làm ra một chiếc điện thoại xuất sắc ngang với iPhone của họ.

Pixel là một thiết bị tốt, thậm chí được coi là smartphone chụp ảnh đẹp nhất vào thời điểm bán ra trên thị trường cuối năm 2016. Những ai từng trải nghiệm sản phẩm đều đánh giá cao thiết bị về thiết kế, tính năng và nhất là Android nguyên bản. Nhưng có quá ít người có cơ hội tiếp xúc sản phẩm.

Hãy thử hỏi một ai đó không làm việc trong lĩnh vực công nghệ rằng họ nghĩ gì về điện thoại Pixel. Đa số sẽ ngạc nhiên, không hiểu bạn đang đùa hay thực sự nhắc đến điện thoại nào.

bai toan lon cua google khi co tro thanh apple
Google Pixel. Ảnh: BGR

Việc hợp tác với HTC khiến giới công nghệ vừa kỳ vọng vừa gây lo lắng. HTC nổi tiếng với những mẫu điện thoại thu hút. Họ còn được trang công nghệ Verge xếp vào một trong ba công ty có tầm ảnh hưởng nhất đến thiết kế smartphone, bên cạnh Apple và Nokia. Nhưng vấn đề của HTC là "tốt nhưng không mấy ai quan tâm".

Công ty Đài Loan có một lượng fan trung thành nhất định, nhưng quá nhỏ bé so với số người đang bị thu hút bởi sự hào nhoáng, bởi những mỹ từ mà đội ngũ truyền thông của Apple, Samsung hay Oppo sử dụng để lôi kéo người dùng.

Marketing luôn là "nỗi đau" mà HTC đã phải thừa nhận. Họ không thể chi mạnh tay cho các nhà mạng được nhiều như Samsung, họ cũng không có những chiến dịch quảng bá rầm rộ ở khắp các thị trường. Bỏ ra hơn một tỷ USD để sở hữu một đội ngũ kỹ sư giỏi mới chỉ là bước đầu. Giới công nghệ hoàn toàn có lý do để tin mẫu điện thoại tiếp theo của Google sẽ rất đẹp, cuốn hút.

Thị trường smartphone đang dần bão hòa. Là một gương mặt mới, muốn tạo dấu ấn, Google phải mang đến một sản phẩm thực sự khác biệt và quan trọng là đảm bảo được năng lực sản xuất, có thông điệp đủ mạnh cùng một chiến lược truyền thông bất ngờ để biến Pixel thành "next big thing" (điều tuyệt vời tiếp theo) như Samsung đã làm trong cuộc chiến với Apple.

bai toan lon cua google khi co tro thanh apple Google chi 1,1 tỷ USD mua một phần bộ phận smartphone của HTC

Phần lớn nhóm kỹ sư, tài sản từ bộ phận smartphone của HTC sẽ sang Google nhưng hãng Đài Loan vẫn sẽ tiếp tục sản ...

bai toan lon cua google khi co tro thanh apple HTC sắp 'bán mình' cho Google

Google được cho là đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để mua lại toàn bộ hoặc một phần HTC.

bai toan lon cua google khi co tro thanh apple Google giới thiệu thực tế tăng cường ARCore cho các máy Android

Phần mềm ARCore của Google có khả năng đặt những hình ảnh tạo bởi máy tính vào môi trường xung quanh như một phần của ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.