Bạn có thể chảy nước mắt trước những hình phạt học trò mà dân mạng chia sẻ sau vụ cô giáo bị bắt quỳ

Giữa lúc chuyện cô giáo phạt học sinh quỳ rồi chính cô bị ép quỳ gối đang xôn xao, cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ những hình phạt khiến họ ám ảnh thuở học trò như bị nhốt vào nhà vệ sinh, bị xé vở, đang hát mừng 20/11 thì bị cô giáo kéo xuống do không có váy như các bạn...
ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Cô giáo bất ngờ quỳ sau khi nhà trường đã kết luận buổi làm việc?
ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Tường trình của cô giáo phải quỳ xin lỗi phụ huynh: 'Tôi đã quỳ trong thời gian 40 phút'
ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Ông Võ Hoài Thuận: Tôi không ép, cô giáo tự quỳ (!?)
ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Phụ huynh liên quan vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi 'là cán bộ Tư pháp xã, không phải Thư ký Hội Luật gia'

Hiện nay, cơ quan chức năng đang làm rõ sự việc một cô giáo ở Long An phạt học sinh quỳ, rồi sau đó, cô giáo này đã bị phụ huynh ép quỳ để để xin lỗi. Việc phụ huynh ép cô giáo phải quỳ xin lỗi đang bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ. Tuy nhiên, cộng đồng cũng không bênh vực cách phạt học sinh quỳ gối của giáo viên.

Giữa lúc câu chuyện này đang xôn xao, trên một diễn đàn liên quan đến giáo dục, không ít giáo viên và các phụ huynh đã chia sẻ những câu chuyện liên quan đến hình phạt học sinh phản tác dụng, phản sư phạm mà chính chính bản thân họ đã trải qua hoặc chứng kiến. Những hình phạt này khiến họ không thể quên, thậm chí là ám ảnh trong nhiều năm.

Bạn Hoàng Nghĩa (Hà Nội) chia sẻ: “Mẫu giáo, mình bị cô nhốt vào nhà vệ sinh. Giờ mỗi lần đi qua trường mẫu giáo nhìn vào, mình không thấy mấy thiện cảm, thấy sợ, dù biết giờ chẳng ai bắt nhốt được mình cả.”

Trần Thị Quỳnh Anh (Thanh Hóa) kể: “Năm em học cấp 3, một bạn cuối lớp chép đáp án có sẵn mà bạn này photo của lớp khác. Khi thầy giáo phát hiện, thầy đi từ cuối lớp lên xé tờ giấy photo trước cả lớp. Sau đó, thầy yêu cầu cả lớp nộp tập lên bàn giáo viên. Lớp trưởng thu và xếp hai chồng ngay ngắn trên bàn.

Sau đó, thầy hất toàn bộ tập của lớp bay từ trong lớp ra ngoài cửa. Tập nào may mắn thì chỉ bị rách cái bìa bóng bao, nặng thì bị rách giấy bên trong. Có bạn còn bị nhàu nhĩ hư luôn quyển tập.

Sau đó, thầy yêu cầu một bạn bàn đầu ra gom tập bằng cách chỉ tay vào mặt và nói 'đi ra gom tập vào coi'. Và giờ, sau bao nhiêu năm, em thành đồng nghiệp chung trường với thầy và vẫn còn ám ảnh chuyện năm đó.”

ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy
Ảnh minh họa (Nguồn internert)

“Lớp 1, được vào đội văn nghệ hát mừng 20/11. Cô dặn mặc váy. Bữa đó các bạn có váy nhưng mình thì không, vì mẹ không đủ tiền mua váy cho. Hôm ấy, lên đứng vào hàng để hát thì cô kéo xuống vì không cho hát cùng, khiến mình rất mặc cảm, xấu hổ. Cho tới giờ mình cũng không dám hát trước đám đông”, Thúy Quỳnh (Bắc Ninh) tâm sự.

Có thể nói, mỗi thầy cô giáo đều có những suy nghĩ và cách giáo dục riêng. Họ chọn cho mình những hình thức kỉ luật, biện pháp răn đe riêng để đưa học sinh vào khuôn khổ. Tuy nhiên, những tâm hồn nhạy cảm của học sinh luôn chịu tổn thưởng ở những mức độ khác nhau mà ngay chính giáo viên cũng không lường trước được.

Minh Hải (giáo viên một trường tiểu học ở Thanh Hóa) chia sẻ trường hợp mình từng chứng kiến: "Không phải cô nào cũng dễ tính đâu. Tôi tận mắt chứng kiến nhiều lần rồi. Có cháu chậm phát triển nên không được nhanh nhẹn như bạn khác suốt ngày bị cô mắng, mắng kiểu không có văn hóa chứ không phải mắng nhẹ nhàng đâu.

Còn những cháu nào phát biểu sai là cô lại nói 'cả lớp ê bạn này ê bạn kia, cả lớp lại ê ê bạn học dốt'…Thật kinh khủng cách ứng xử này. Tôi đã góp ý nhiều lần nhưng giáo viên này vẫn không thay đổi cách thức của mình.”

Facebook Bien Xanh Tran kể: “Hồi cấp 3, học lớp 10. Thầy giám thị đang dạy. Em lỡ tay bẻ cây viết gây ồn. Vậy mà thầy kêu ra đứng trước cổng lớp đứng bẻ cây viết cho đến nát cây viết thì thôi.

Lúc đó em không nhận ra được bài học nào cả. Thầy cô đi ngang qua ngang lại. Em chỉ thấy quê thật quê và muốn trốn đi ở đâu đó và càng cảm thấy sợ giáo viên hơn. Không muốn học môn của thầy nữa nên em học môn đó điểm rất thấp. Giờ nhắc lại vẫn còn thấy buồn.”

ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy
Ảnh minh họa (Nguồn internert)

Cũng có câu chuyện buồn về vấn đề hình phạt của giáo viên, bạn Nguyễn Huế Thương (Tuyên Quang) chia sẻ: “Con trai em học lớp 3, đi học về hồn nhiên nói: 'Mẹ ơi! Cô giáo con bảo đầu các anh chị toàn đất học hành gì', rồi 'hôm nay nhiều bạn bị phạt quỳ chép bài'... Em nghe mà thấy nản."

Hien Nguyen (Đà Nẵng) kể: “Bé con trai nhà em năm nay học lớp 6 về hỏi: 'Mẹ ơi, cám sú là gì ạ?' Em ngớ người, thật sự không biết nên không kịp trả lời. Thằng bé lại tiếp: 'Cô dạy toán của con toàn chửi các bạn ăn cám sú thôi, mà con chả biết cám sú là gì, các bạn cũng vậy'... Cũng may bọn nhỏ không hiểu."

Khi đọc những câu chuyện buồn nói trên, rất nhiều comment khác cho rằng, giáo viên hay bất cứ ngành nghề nào cũng có một phần nhỏ những người có hành vi không đúng đắn, đáng phê phán.

Chính vì vậy, nhiều người đã chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm cảm động, đẹp đẽ về tình thầy trò.

Điển hình, Facebooker Huong Phan (TP HCM) cho biết: “Mình xin lỗi vì kể một câu chuyện ngược lại nhưng vì muốn mọi người so sánh. Thầy chủ nhiệm năm lớp 12 của mình dạy môn sử, thầy tên Hiền. Một lần, thầy đang giảng bài nên chống tay lên bàn nhỏ bạn mình. Nó lấy bút lông tô lên móng tay của thầy, mình là đồng phạm.

Đứa tô, đứa cười hí hí, thầy nhìn xuống hỏi xong chưa. Nhỏ bạn tô xong thầy giơ bàn tay lên cho cả lớp 'coi nói nó sơn móng tay cho thầy nè'. Cả lớp cười nghiêng ngả. Tụi mình giờ chả đứa nào còn nhớ sử 12 được dạy gì, nhưng nhớ thầy đã cho những kỷ niệm đẹp thời đi học.”

ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Ông Võ Hoài Thuận: Tôi không ép, cô giáo tự quỳ (!?)

Phụ huynh này nói khi báo đăng đã bị tổ chức làm việc, kêu không được chia sẻ với báo chí điều gì nhưng có ...

ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Cô giáo bị bắt quỳ: 'Tôi chịu sức ép lớn từ phụ huynh'

Trong bản tường trình gửi Phòng GD&ĐT huyện Bến Lức (Long An), cô B.T.C.N viết: “Trong tình trạng bản thân đứng trước sức ép lớn ...

ban co the chay nuoc mat voi nhung hinh phat hoc tro ma dan mang chia se sau vu co giao bi bat quy Phụ huynh liên quan vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi 'là cán bộ Tư pháp xã, không phải Thư ký Hội Luật gia'

Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An cho biết, ông Võ Hòa Thuận - người được cho là đã bắt một cô giáo ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.