Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ là hình thức, làm khó phụ huynh?

Một phụ huynh chia sẻ trải qua thực tế tôi cho rằng ban đại diện cha mẹ học sinh là hình thức, không nên tồn tại và chỉ làm khó phụ huynh.
ban dai dien cha me hoc sinh chi la hinh thuc lam kho phu huynh Phó Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học
ban dai dien cha me hoc sinh chi la hinh thuc lam kho phu huynh Phụ huynh bức xúc vì học sinh phải đóng 135.000 đồng sổ liên lạc điện tử
ban dai dien cha me hoc sinh chi la hinh thuc lam kho phu huynh Hiệu trưởng bị tố lạm thu 10 triệu còn có dấu hiệu quản lý viên chức, hợp đồng lao động chưa đúng
ban dai dien cha me hoc sinh chi la hinh thuc lam kho phu huynh Hội cha mẹ học sinh đã 'vô tình' để xảy ra lạm thu do chưa hiểu điều lệ?

Nên xóa hay giữ ban đại diện cha mẹ học sinh tồn tại đang là vấn đề gây tranh luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi luồng ý kiến đều có những phản biện minh chứng sự cần thiết hay không cần thiết.

ban dai dien cha me hoc sinh chi la hinh thuc lam kho phu huynh
Những khoản thu đầu năm thường thấy khi họp phụ huynh.

Phụ huynh học sinh Đ.K.N, kể lại câu chuyện mà mình là người trong cuộc: “Năm con tôi học lớp chồi ở Trường mầm non tại Q.5, TP.HCM, tôi được vinh dự bầu làm Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh (ĐDCMHS) của lớp. Khi đi họp với trường nghe ban giám hiệu ra chỉ tiêu về vận động thu tiền phụ huynh để mua sắm tùm lum, kể cả những thứ xa xỉ không cần thiết, tôi ý kiến phản bác và về lớp cũng vận động... phụ huynh không đóng!. Thế là năm sau và những năm sau đó nữa, tôi được biết ban giám hiệu có bỏ nhỏ với giáo viên phụ trách lớp là... đừng có kêu cô đó vào ban đại diện nữa”.

Từ đó, phụ huynh trên khẳng định, phụ huynh trong lớp tin tưởng bầu tôi là người đại diện, nếu không làm đúng vai trò và lấy danh nghĩa để làm ngược lại mong muốn của tập thể đã tin tưởng mình, tôi cũng không muốn làm. Thế nên, trải qua thực tế tôi cho rằng ban này là hình thức, không nên tồn tại và chỉ làm khó phụ huynh.

Còn phụ huynh Bùi Hồng Phát, khu dân cư Nam Long, Q.Bình Tân, TP.HCM thẳng thắn nói: “Bỏ. Ban ĐDCMHS chỉ là công cụ để khi có 'biến' thì nhà trường có chỗ để đổ trách nhiệm. Tôi nói không sai, mỗi khi báo chí phản ánh trường này trường kia lạm thu, thì hiệu trưởng các trường đều trà lời 'đây là công trình tự nguyện của CMHS'. Thử hỏi nhà trường không 'bật xi nhan' thì sao phụ huynh biết phải thay lót sàn, bảng tương tác, bàn ghế…”.

Tuy nhiên, cũng chính một phụ huynh nằm trong ban ĐDCMHS của một trường tiểu học lại phản ứng ngược lại: “Tôi đang đấu tranh và tất cả vì quyền lợi của phụ huynh. Cứ thực hiện theo khoản 4 điều 10 mà làm. Mỗi phụ huynh đều nhận được thông báo chi tiết từng khoản thu theo đúng quy định, đúng quy trình, phản biện khi thấy những đề xuất của nhà trường không hợp lý. Và tôi đang làm đúng như vậy, không nên xóa bỏ vì ban là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường. Đơn vị nào làm sai thì phải thay đổi chứ không thể đánh đồng”.

Tương tự, phụ huynh Trần Nhật Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bày tỏ quan điểm, cần có ban ĐDCMHS nhưng Bộ GD-DT phải có quy chế hoạt động sao cho không để hiệu trưởng chi phối ban đại diện dẫn đến lạm thu, tiêu cực.

Riêng phụ huynh Mai Hoàng Phúc (Q.3, TP.HCM) phân tích, mục đích và ý nghĩa về hoạt động của ban ĐDCMHS là không xấu. Đó là cầu nối giữa nhà trường và CMHS, chuyển tiếp ý kiến của CMHS về với nhà trường trong tinh thần xây dựng, hỗ trợ nhà trường tốt hơn trong công tác giảng dạy. Ngoài ra, ban này còn phải theo sát sự giảng dạy của nhà trường để hiểu biết và có ý kiến xây dựng thêm nếu có. Có thể hiểu tổ chức này cũng giống như Công đoàn, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cha mẹ các em, đặc biệt là các em, trong môi trường giáo dục chung và Bộ cũng đã có quy chế hoạt động rất cụ thể.

ban dai dien cha me hoc sinh chi la hinh thuc lam kho phu huynh Hội cha mẹ học sinh đã 'vô tình' để xảy ra lạm thu do chưa hiểu điều lệ?

Đó là nhận định của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về tình trạng lạm thu tiền đầu năm học ở một số cơ sở giáo dục ...

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.