Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang mới nhất
Bắc Giang là TP tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang. TP Bắc Giang nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía đông bắc.
Vị trí cụ thể của TP Bắc Giang như sau: Phía đông giáp huyện Lạng Giang; Phía tây giáp huyện Việt Yên; Phía nam giáp huyện Yên Dũng; Phía bắc giáp huyện Tân Yên.
TP Bắc Giang có diện tích 66,77 km2, có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Đa Mai, Dĩnh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang; 6 xã: Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê, Song Mai, Tân Mỹ, Tân Tiến.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
Theo quy hoạch, quy hoạch giao thông TP Bắc Giang được thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Bắc Giang đến năm 2030. Bản đồ này được Sở TN&MT công bố trên cổng thông tin vào ngày 04/10/2021.
TP Bắc Giang phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội thành phố.
Tăng cường xây dựng các công trình ngầm, cụ thể: Trong phạm vi chỉ giới đường đổ bố trí đầy đủ hay một số các công trình ngầm, như các loại cống, ống cấp nước, cáp viên thông, cáp điện lực,… Trong khu vực đô thị hiện trạng cải tạo, từng bước cải tạo và hạ ngầm các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường dây điện, cáp viễn thông,… Trong các khu vực đô thị xây dựng mới, các đường phố chính đô thị nhất thiết phải bố trí tuynel kỹ thuật, hào kỹ thuật.
Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại theo các hướng tuyến gồm cả mạng lưới giao thông đối ngoại và hệ thống các tuyến trục ngang, đường vành đai của thành phố, kết nối giữa các khu vực trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Trong đó, đối với các công trình giao thông thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giao thông với các tuyến, trục chính đảm bảo tính kết nối, trong đó tập trung vào các tuyến đường qua TP Bắc Giang gồm: QL 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang (đoạn qua TP Bắc Giang), đường vành đai V thủ đô Hà Nội; đường tỉnh 295B và đường tỉnh 293 kết nối với các trục phát triển; đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn; ga đường sắt khu vực phía bắc giao giữa đường vành đai 5 Hà Nội và đường tỉnh 295B.
TP cải tạo và nâng cấp, hè đường và các hạng mục kỹ thuật đi kèm của các trục đường trong khu vực nội thành đáp ứng tiêu chuẩn của đường đô thị. Tập trung đầu tư xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch, tạo liên kết hợp lý giữa các khu dân cư, khu đô thị vào năm 2020; đầu tư, nâng cấp, cứng hóa các tuyến đường trục chính của xã, đường liên thôn, liên xã tại 5 xã mới và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp; khai thác tối đa các tuyến vận tải thủy trong vùng và các tuyến đường thủy kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh.
- Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Bắc Giang TẠI ĐÂY.