Bảng xếp hạng đại học có tiêu chí thu nhập từ chuyển giao tri thức

Bên cạnh những tiêu chí quen thuộc như giảng dạy, nghiên cứu, trích dẫn, vị thế quốc tế, Times Higher Education còn xếp hạng đại học dựa trên thu nhập từ chuyển giao tri thức.
bang xep hang dai hoc co tieu chi thu nhap tu chuyen giao tri thuc Bộ Giáo dục: Xếp hạng không thận trọng sẽ tác dụng ngược
bang xep hang dai hoc co tieu chi thu nhap tu chuyen giao tri thuc 'Cái thiếu của Bảng xếp hạng ĐH là tỷ lệ SV ra trường có việc làm'
bang xep hang dai hoc co tieu chi thu nhap tu chuyen giao tri thuc Việt Nam không có đại học nào lọt top 300 đại học tốt nhất châu Á

Bên cạnh QS, bảng xếp hạng đại học của tạp chí Times Higher Education (THE) cũng là cái tên uy tín trong giới học thuật.

THE là tạp chí với hơn 50 kinh nghiệm phân tích, đánh giá giáo dục bậc cao. Do đó, bảng xếp hạng (BXH) do THE công bố được coi là công cụ đáng tin để chính phủ các nước, sinh viên xem xét các cơ sở giáo dục đại học.

Đánh giá dựa trên 13 chỉ số

BXH các đại học trên thế giới của THE là bảng xếp hạng toàn cầu duy nhất đánh giá các trường nghiên cứu chuyên sâu thông qua những nhiệm vụ chủ chốt của trường như giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức và vị thế quốc tế.

bang xep hang dai hoc co tieu chi thu nhap tu chuyen giao tri thuc
Times Higher Education là một trong những tổ chức uy tín nhất thế giới trong xếp hạng đại học. Ảnh: Utexas.

THE căn cứ 13 chỉ số để xếp hạng các trường nhằm đưa ra sự so sánh toàn diện và cân bằng nhất, tạo bảng xếp hạng đáng tin nhất đối với sinh viên, học giả, lãnh đạo các trường, người sử dụng lao động và chính phủ.

Những chỉ số này được chia thành 5 nhóm, bao gồm giảng dạy (môi trường học tập), nghiên cứu (số lượng, doanh thu và danh tiếng), số trích dẫn (mức độ ảnh hưởng của nghiên cứu), vị thế quốc tế (nhân viên, sinh viên, nghiên cứu), thu nhập từ chuyển giao kiến thức.

THE đánh giá các tiêu chí này dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản.

Thứ nhất, tất cả dữ liệu, tính toán phục vụ cho BXH đều được thẩm định độc lập bởi công ty chuyên nghiệp PricewaterhouseCoopers (PwC).

Thứ hai, THE loại trừ trường ĐH khỏi BXH nếu trường không đào tạo hệ cử nhân hoặc kết quả nghiên cứu được công bố ở dưới 1.000 bài báo từ năm 2012 đến năm 2016 (số lượng tối thiểu 150 bài/năm).

Trường cũng bị loại nếu 80% chương trình đào tạo, nghiên cứu nằm ngoài danh sách 11 lĩnh vực do THE quy định.

Về thu thập dữ liệu, BXH sử dụng dữ liệu do trường cung cấp, trường phải ký cam kết về độ chính xác của dữ liệu. Nếu trường không cung cấp, THE sẽ dùng số liệu ước tính (tránh trường hợp chỉ số rơi vào mức 0).

Cuối cùng, THE quy điểm riêng lẻ thành các chỉ số, khớp dữ liệu theo phương pháp quy chuẩn hóa nhằm đưa ra tổng điểm cho từng cơ sở giáo dục.

Trọng số của từng tiêu chí

THE xếp hạng các trường đại học dựa trên 5 tiêu chí lớn.

Tiêu chí giảng dạy (môi trường học tập) có trọng số 30% và bao gồm chỉ số danh tiếng (15%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (4,5%), tỷ lệ tiến sĩ/cử nhân (2,25%), tỷ lệ tiến sĩ/số giảng viên (6%) và thu nhập (2,25%).

Cuộc khảo sát danh tiếng học thuật được tiến hành từ tháng một đến tháng 3/2017 với 10.568 đánh giá đồng thời kết hợp với hơn 20.000 phản hồi từ đợt khảo sát năm 2016.

bang xep hang dai hoc co tieu chi thu nhap tu chuyen giao tri thuc

Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên sau đại học cũng là lát cắt cho thấy mức độ trường đào tạo thế hệ học giả kế tiếp cũng như khả năng cung cấp chương trình đào tạo cao hơn.

Nghiên cứu chiếm 30% trong kết quả đánh giá. Tiêu chí này gồm các chỉ số danh tiếng (18%), thu nhập từ nghiên cứu (6%) và năng suất nghiên cứu (6%). Tiêu chí này đánh giá danh tiếng của trường về nghiên cứu khoa học và được dựa trên kết quả từ Khảo sát Danh tiếng Học thuật do THE tổ chức hàng năm.

Thu nhập từ nghiên cứu được điều chỉnh dựa trên số giảng viên, nhà nghiên cứu của trường. Đây là chỉ số gây tranh cãi vì nó chịu ảnh hưởng từ chính sách quốc gia và tình hình kinh tế. Tuy nhiên, THE vẫn sử dụng vì cho rằng nó là yếu tố quan trọng.

Chỉ số này được chuẩn hóa dựa trên đặc thù các trường và thực tế việc trợ cấp cho nghiên cứu khoa học thường cao hơn cho nghiên cứu khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn.

Để tính chỉ số năng suất nghiên cứu, THE dựa trên số lượng bài đăng trên Scopus rồi chuẩn hóa theo quy mô trường và lĩnh vực đào tạo. Trọng số của tiêu chí số trích dẫn là 30%. Chỉ số độ ảnh hưởng của nghiên cứu căn cứ vào vai trò của trường trong việc truyền bá kiến thức, tư tưởng.

Chỉ số này được xác định dựa trên số lần giới học giả trên toàn thế giới trích dẫn các nghiên cứu của trường.

Trong lần THE xếp hạng năm nay, nhà cung cấp dữ liệu Elsevier khảo sát khoảng 62 triệu trích dẫn từ hơn 12,5 triệu bài báo, báo cáo, báo cáo hội nghị, sách được công bố trong hơn 5 năm. Chỉ số này cũng được chuẩn hóa dựa trên lĩnh vực nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng bất công khi đánh giá các trường.

Tiêu chí vị thế quốc tế chiếm 7,5% trong đánh giá chung, bao gồm các chỉ số tỷ lệ sinh viên quốc tế/trong nước, tỷ lệ giảng viên quốc tế/trong nước và hợp tác quốc tế. Mỗi chỉ số chiếm 2,5%. THE cho rằng việc trường có thể thu hút sinh viên và giảng viên từ các nước khác cho thấy trường có vị thế quốc tế tốt.

10 trường đại học tốt nhất thế giới do THE bình chọn.

Ở chỉ số hợp tác quốc tế, THE tính tỷ lệ số nghiên cứu khoa học của trường có sự tham gia của ít nhất một học giả nước ngoài và chuẩn hóa để có sự đánh giá chính xác nhất.

Tiêu chí cuối cùng, thu nhập từ chuyển giao tri thức, có trọng số 2,5%. Theo THE, một trong những nhiệm vụ then chốt của trường ĐH là đóng góp sáng kiến, phát minh và sự tư vấn vào sự phát triển chung.

Chỉ số này được xác định thông qua thu nhập của trường dựa trên việc chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp và được chuẩn hóa theo số lượng học giả của trường. Nó cho thấy mức độ doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho các nghiên cứu cũng như khả năng cơ sở giáo dục thu hút vốn từ thị trường.

bang xep hang dai hoc co tieu chi thu nhap tu chuyen giao tri thuc 'Cái thiếu của Bảng xếp hạng ĐH là tỷ lệ SV ra trường có việc làm'

Theo PGS.TS Lưu Văn An, tỷ lệ sinh viên ra trường sau một năm có việc làm và đúng chuyên ngành là yếu tố quan ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.