Báo Anh: Kế hoạch cấm xe máy ở Hà Nội liệu có khả thi?

Tờ Guardian của Anh cho biết, với số lượng xe máy đông đúc và giao thông tắc nghẽn như hiện nay, Hà Nội là trải nghiệm sợ hãi đối với người nước ngoài. 
bao anh viet ve ke hoach cam xe may o ha noi Hà Nội chính thức cấm xe máy hoạt động trong nội thành từ năm 2030

Tờ Guardian ngày 23/7 đăng tải bài viết: "Hà Nội đang nghẹt thở vì khói bụi ô nhiễm được thải ra từ 5 triệu chiếc xe máy. Nhưng liệu lệnh cấm có thể khiến người dân bỏ thói quen?". Dưới đây là bài viết được chúng tôi lược dịch:

Không khó để bắt gặp một người nước ngoài trên đường phố Hà Nội. Đó có thể là hình ảnh du khách co rúm người vì sợ hãi ở giao lộ, hoảng loạn khi quan sát giao thông hỗn hoạn ngay trước mắt và nín thở chờ đợi từng dòng xe máy, xe đạp và xe buýt dừng lại để họ có thể bình tĩnh sang đường.

Dĩ nhiên, điều họ chờ đợi chẳng bao giờ xuất hiện. Điều đó lý giải vì sao tắc đường ở Hà Nội luôn là vấn đề mà nhân viên khách sạn nhắc nhở khách du lịch lần đầu đặt chân tới. Tờ NY Times thậm chí còn xuất bản sổ tay hướng dẫn cách sang đường an toàn ở Việt Nam.

Với số lượng xe máy khoảng 5 triệu chiếc, xuất hiện dày đặc trên đường phố khi chở gia đình hay chất đầy hoàng hóa, thùng, hộp và thậm chí cả khung cửa, Hà Nội từ lâu đã trở thành một trải nghiệm kinh hoàng và cả ly kỳ với người lạ.

Nhưng mọi việc sắp được thay đổi. Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban thành phố Hà Nội đã thống nhất hành quy định cấm xe máy vào năm 2030 để giảm tải tắc nghẽn và ô nhiễm không khí.

bao anh viet ve ke hoach cam xe may o ha noi
Khung cảnh đông đúc trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Abbie Trayler-Smith

Trước tình trạng gia tăng "đáng báo động" lượng phương tiên hai bánh, chính phủ quyết định cấm hoàn toàn xe máy trong nội đô, thay vào đó là đầu tư cho phương tiện giao thông công cộng, bao gồm hệ thống xe buýt nhanh (hay BRT) và tàu điện trên cao với số vốn lên đến hàng trăm nghìn tỉ, để giảm ùn tắc.

"Với tốc độ gia tăng ôtô và xe máy như hiện nay, tính đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ có hơn 1,9 triệu ôtô và 7,5 triệu xe máy. Nhưng có sự mâu thuẫn giữa sự phát triển cơ sở hạ tầng và nhu cầu đi lại của người dân", Observer dẫn lời ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội, cho hay.

"Nếu không hành động ngay lúc này, chúng ta sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn: quá tải về cơ sở hạ tầng, mức độ ô nhiễm cao ảnh hưởng đến bầu không khí thành phố. Chúng tôi cần đảm bảo cả chất lượng sống cả vấn đề di chuyển của người dân Hà Nội", ông Viện nói.

Ông Viện trích dẫn báo cáo về tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội hồi đầu năm nay, cho thấy chỉ số hạt PM2.5 (hạt bụi lơ lửng đường kính từ 2,5 micromet trở xuống) ở thủ đô đã vượt mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trong ba tháng đầu năm qua. Theo ông Vũ, hoạt động của xe máy là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm. Nhiều loại đã "quá đát" và không đáp ứng tiêu chuẩn quy định môi trường hiện nay.

Đa phần người dân đều nhận định ô nhiễm đang là vấn đề nhiêm trọng, nhưng không phải ai cũng tin rằng lệnh cấm sẽ cải thiện được tình trạng này.

"Đây là một vấn đề lớn", bà Le Thi Huong, 45 tuổi, người bán cà phê trên phố Xã Đàn, một trong những ngã tư đông đúc nhất thủ đô Hà Nội, cho biết.

"Đúng là có rất nhiều xe máy trên đường và gây ô nhiễm nặng. Nhưng chiếc xe máy hiện nay là phương tiện đi lại duy nhất của tôi. Nhiều khi giao thông thủ đô đúng là cơn ác mộng. Có khi tôi bị tắc cả tiếng đồng hồ dù chỉ đi qua vài khu nhà", bà Hương nói.

"Nhưng nếu không có xe máy, tôi sẽ chẳng làm gì được. Tôi còn phải đưa con đi học rồi đi làm hay thi thoảng gặp gỡ bạn bè. Trước đây, tôi từng đi xe buýt. Nhưng tôi phải đi xe ôm để đến điểm dừng xe buýt, rồi đổi chuyến vài lần rời mới tới nơi. Có khi mất 1 tiếng rưỡi. Nếu đi xe máy, tôi chỉ mất khoảng 20 phút thôi".

Theo ông Viện, Hà Nội đã áp đặt lệnh cấm xe tải vào ban ngày nhằm hạn chế ùn tắc. Trong khi đó, lệnh cấm xe máy sẽ không áp dụng trên toàn thành phố, mà chỉ ở những nơi tắc nhất. Trong tương lai, thành phố có thể áp phí ùn tắc cho mọi loại phương tiện, tương tự cách London từng thực hiện.

bao anh viet ve ke hoach cam xe may o ha noi
Ai ra đường cũng đeo khẩu trang vì ô nhiễm. Ảnh:Abbie Trayler-Smith

Quy hoạch tổng thể của Hà Nội cho thấy hệ thống giao thông công cộng chỉ đáp ứng 55% nhu cầu của thành phố vào năm 2030. Theo Guardian, ông Viện dường như cho rằng những người không sống gần hệ thống xe buýt nhanh hay tàu điện trên cao có thể đi ôtô hay taxi để tới điểm dừng gần nhất.

Khi mức lương tăng lên, nhiều người Việt Nam sẽ bỏ xe máy đ mua ôtô. Điều này đồng nghĩa với việc tắc đường sẽ không suy giảm vào năm 2030, mà sẽ ngày càng tệ hơn, theo Guardian.

Kế hoạch sử dụng phương tiện giao thông công cộng của thành phố có thể đem lại hiệu quả, song hiện tại vẫn chưa có kế hoạch thu mua và xử lý xe máy bỏ đi của người dân. Theo thống kê, nhiều gia đình có tới 4 chiếc xe trong nhà. Còn hiên tại, các trạng xe BRT sáng bóng và mới toanh vẫn vắng vẻ. Hiện tượng xe máy lấn làn xe dành riêng cho phương tiện này cũng khá phổ biến.

Mặc dù kế hoạch sử dụng phương tiện công cộng của chính phủ có thể có ích, vẫn chưa có kế hoạch thu mua xe máy của người dân. Và nhiều người dân, bao gồm cả giám đốc sở GTVT được Guardian phỏng vấn, có tới 4 xe máy trong gia đình. Các trạm BRT sáng bóng và mới mẻ, hiện đều vắng vẻ. Và làn đường dành riêng cho BRT vẫn chứa đầy xe máy.

Có lẽ, trở ngại lớn nhất trong kế hoạch giảm tắc nghẽn của Hà Nội là hành vi của người tham gia giao thông. Theo ông Viện, đường xá tốt, quy định chặt chẽ, nhưng lái xe chưa có ý thức tốt.

"Họ không tuân theo các quy định. Đó là lý do vì sao luật duy nhất hiện nay là mạnh mai người nấy đi", ông Viện nói.

bao anh viet ve ke hoach cam xe may o ha noi Những hình ảnh nghẹt thở cho thấy cảnh đông đúc ở Việt Nam vẫn chưa là gì
bao anh viet ve ke hoach cam xe may o ha noi 15 thành phố ùn tắc nhất thế giới
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.