Sơ đồ dự báo hướng đi bão số 9 do Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát lúc 9h sáng 23-11. |
Cũng theo ông Quyết, thời điểm bão đổ bộ vào khoảng đêm 24 rạng sáng 25/11. Khi vào bờ bão sẽ yếu đi nhưng vẫn còn duy trì áp thấp một thời gian dài mới tan. Vì vậy, ngoài gió bão, mưa cũng sẽ kéo dài.
Trước diễn biến trên, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP đã có công điện khẩn triển khai các biện pháp ứng phó.
Theo đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP cùng Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải TP, UBND huyện Cần Giờ, Chi cục Thủy sản bằng mọi biện pháp thực hiện thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ tàu thuyền đánh bắt thủy sản, tàu hàng, tàu vận chuyển hành khách đang hoạt động trên biển, ven biển vào bờ hoặc tìm nơi trú tránh an toàn; chấp hành lệnh nghiêm cấm tàu, thuyền xuất bến hoạt động trên biển, ven biển trước diễn biến của bão số 9.
Lệnh cấm có hiệu lực kể từ 13h ngày 23/11 cho đến khi có lệnh mới.
Bên cạnh đó, các đơn vị thông báo cho các chủ phương tiện về diễn biến của bão số 9 để chủ động tổ chức các biện pháp phòng, tránh, ứng phó;
Khẩn trương sắp xếp các tàu, thuyền đang neo đậu tại bến được an toàn trước ảnh hưởng của bão; tuyệt đối không để người trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa sông, cửa biển, kiên quyết không cho tàu, thuyền ra biển theo lệnh cấm này.
Bộ Tư lệnh TP, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP và Công an TP duy trì sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có lệnh điều động.
Cảng vụ Hàng hải TP hướng dẫn, sắp xếp các tàu vận tải, tàu hàng, tàu vận chuyển hành khách đi qua luồng hàng hải trên vùng biển Cần Giờ tìm nơi tránh trú, neo đậu an toàn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Tiến Triển - phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - cho biết hiện đang đi kiểm tra các địa điểm di dời dân, tàu thuyền neo đậu trú tránh bão, khi có lệnh di dân của TP sẽ thực hiện ngay.
Người dân trên đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ buộc dù, chằng chống nhà trước cơn bão Tembin tháng 12-2017 (Ảnh: QUANG KHẢI). |
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng nay 23/11,
tâm bão cách Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 410km, cách Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 610km.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 180km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h sáng 24/11, tâm bão cách Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 150km, cách Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 300km, cách đảo Phú Quý khoảng 80km.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 80km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão nên ở khu vực phía Tây vùng biển giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, giật cấp 12; biển động rất mạnh.
Trong 24-48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với cường độ mạnh cấp 8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 7h sáng 25/11, tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/h), giật cấp 9.
Trong 48-60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/h).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa phía tây hoàn lưu bão số 9, từ trưa nay ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8.
Từ sáng 24/11, gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 3-5m.
Từ chiều tối và đêm 23/11 đến ngày 26/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận và Nam Tây Nguyên có mưa rất to (300-500mm/đợt); bắc Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).
Khánh Hòa lập trung đội trực thăng phòng chống bão lụt. |
Tin mới nhất bão số 9: Đảo Phú Quý là điểm hứng chịu bão đầu tiên
Đảo Phú Quý (Bình Thuận) là khu vực đầu tiên ở nước ta hứng tâm bão số 9 (tên quốc tế Usagi) hiện đang có gió ... |
Bão số 9: Cảnh báo mưa lớn và lũ quét tại Nam Miền Trung
Theo dự báo mới nhất, hồi 4h ngày 23/11, vị trí tâm cơn bão số 9 trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường ... |
Tin bão gần bờ: Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 9 trên Biển Đông
Vào hồi 14h ngày 22/11, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 9 năm 2018 trên Biển Đông. |