Trời đang mưa to, tỉnh Khánh Hòa rốt ráo đối phó áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão | |
Khách quốc tế tăng 72,8%, Khánh Hòa vẫn tìm cách khôi phục thị trường khách Nhật |
Khánh Hòa tổ chức họp khẩn để ứng phó với bảo 12. Ảnh: Khải An |
Từ ngày 31/10 đến tối ngày 2/11, do ảnh hưởng của của không khí lạnh tăng cường kết hợp với rìa Bắc rãnh thấp có trục ở khoảng 6 - 9 độ Bắc nối với vùng áp thấp trên khu vực Nam biển Đông, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa đo được từ 100-120mm.
Riêng huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa lượng mưa đạt 200-250mm, lũ trên sông Dinh Ninh Hòa đã đạt đỉnh, đỉnh lũ đạt 6,15m trên BĐIII là 0,65m lúc 13h ngày 01/11 (tương đương với lũ năm 2010 là 6,20m) gây ngập lụt nhiều xã, phường khu vực hạ lưu sông Dinh Ninh Hòa; làm thiệt tài sản của Nhà nước và người dân trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN PT NN tỉnh Khánh Hòa cho biết, tính đến 6h ngày 03/11, thiệt hại sơ bộ do mưa lũ gây ra trên địa bàn Khánh Hòa làm 1 người mất tích ở Ninh Hòa; 5 nhà sập và hư hỏng, 1.550 ha lúa, 70 ha màu bị ngập, hư hỏng; 5.700 con gia cầm và 200 con gia súc bị chết, cuốn trôi. Về thủy sản có 15 ha tôm, 12 ha ốc bị thiệt hại 50-70%; 0,1 ha hàu bị thiệt hại hoàn toàn. Ngoài ra, 2.350 m đường bị sạt lở và Thủy lợi: 3.100 m kênh bị sạt lở, tổng ước tính thiệt hại ban đầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 40 tỷ.
Thiệt hại do áp thấp nhiệt đới tại Khánh Hòa trên 40 tỷ đồng. Ảnh: Khải An |
Theo dự báo lúc 5h ngày 3/11 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 04 giờ ngày 3/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh lên. Đến 04 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,2 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Khánh Hòa-Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
Người dân cột lại lồng bè để ứng phó bão số 12. Ảnh: Khải An |
Để tiếp tục triển khai ứng phó bão số 12, UB Quốc Gia Tìm kiếm cứu nạn (UB QG TKCC) đã cử đoàn công tác đặc biệt phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Khánh Hòa. Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng UB QG TKCC – Trường đoàn, nhận định đây là cơn bão cực mạnh, lớn hơn cả bão số 10 vừa qua tại Nghệ An – Hà Tĩnh và có thể lớn nhất trong 30 năm qua tại Khánh Hòa, do đó không thể coi thường.
“Vào chiều tối 3/11, Khánh Hòa có thể đón một lượng mưa siêu lớn trên diện rộng đạt khoảng 1.000mm và có thể gây ngập lụt nặng hơn đợt lụt năm 2016”, Đại tá Lê Hồng Quang, Phó phòng PCTT – Phó đoàn thông tin.
Để ứng phó với bão Con Voi, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện các phương án ứng phó bão 12. Đồng thời có phương án di dời khoảng 130.000 người dân trên địa bàn tỉnh nếu bão vào.
Sáng 3/11, Khánh Hòa không có mưa nhưng dự kiến tối nay sẽ có lượng mưa siêu lớn. Ảnh: Khải An |
“Sáng nay (3/11) Khánh Hòa vẫn có nắng và chưa có mưa nhưng không vì thế mà chủ quan. Đây là cơn bão được dự đoán cực mạnh, có sức tàn phá lớn, do đó chính quyền địa phương các cấp, các sở ngành, đơn vị liên quan phải chủ động ứng phó, thông báo và hỗ trợ người dân, ngư dân ứng phó với bão nhằm giảm rủi ro thấp nhất về người và của. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông phải thông báo đến người dân trên địa bàn về tình hình bão số 12 qua điện thoại”, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo.
Theo báo cáo sơ bộ, có 183 tàu cá/885 thuyền viên của tỉnh đang hoạt động đánh bắt ở các vùng biển đã nắm được thông tin cơn bão số 12 trên biển Đông và có kế hoạch chủ động phòng tránh, số tàu cá còn lại đang di chuyển vào bờ để neo đậu tại bến. Riêng Cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang đã có 934 tàu cá neo đậu trong đó có 72 tàu cá ngoài tỉnh.
Ngoài ra, đã có 4 tàu trú bão ở Trường Sa, có 02 tàu trú tại khu vực đảo Song Tử Tây (Tàu KH98154TS/07 lao động, KH90154TS/8 lao động), 01 tàu trú tại bãi Đá Tây (KH92907TS/05 lao động), riêng tàu KH92907TS/7 lao động neo đậu tránh trú tại đảo Đá Đông.
Việc di dời các lồng bè nuôi tôm cá trên các vịnh, đầm tại Khánh Hòa đang được tiến hành. Tại các khu du lịch ven biển du khách cũng được thông báo và cáp treo của Công ty Cổ phần Vinpearl sẽ chủ động ngưng hoạt động khi thời tiết diễn biến xấu.
Ứng phó với bão Damray, Khánh Hòa cho học sinh nghỉ học nhiều ngày
Để chủ động ứng phó với bão Damray, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường học cho học sinh nghỉ ... |
Thời sự 00:56 | 04/11/2017
Thời sự 10:56 | 03/11/2017
Thời sự 03:47 | 03/11/2017
Thời sự 03:09 | 03/11/2017
Thời sự 02:59 | 03/11/2017