Bảo vệ hàm răng cho con và các vấn đề xoay quanh fluor

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tác dụng phòng sâu răng của fluor không cao như người ta tưởng. Ngược lại, dùng quá nhiều fluor còn có thể bị độc hại.

Những quan niệm và cách làm cũ về fluor

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tại một số bang của Mỹ, người ta bắt đầu pha fluor vào nước máy công cộng, với luận điểm là để cho men răng chắc hơn và từ đó chống sâu răng. Sau đó có một số nước khác ví dụ Canada cũng áp dụng. Rồi dần người ta cho fluor vào kem đánh răng, muối ăn, rồi còn sản xuất cả fluor dạng viên hoặc siro với hàm lượng thấp để cho trẻ con hoặc bà mẹ mang thai uống trong chương trình phòng chống sâu răng.

Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, bắt đầu có một nhà khoa học đặt câu hỏi và bắt đầu nghiên cứu về tác dụng của fluor trong chiến dịch phòng chống sâu răng. Và họ nhận thấy rằng tác dụng phòng sâu răng của fluor không cao như người ta tưởng. Ngược lại, dùng quá nhiều fluor còn có thể bị độc hại.

bao ve ham rang cho con va cac van de xoay quanh fluor
Nuôi con thời hiện đại - bố mẹ cũng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ răng cho con. (Ảnh: Breastfeeding Support)

Đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu quan sát của ông Béguin, bác sĩ nhi khoa tại một thị trấn nhỏ ở Thuỵ Sĩ.

Bằng một bảng câu hỏi về thói quen ăn uống và dùng fluor hay không, ông Béguin đã nghiên cứu trên 3517 trẻ trong độ tuổi từ 2-20 tuổi, qua nhiều lần khám khác nhau, trong thời gian từ năm 1973 đến năm 1986.

Và kết quả phân tích cho thấy như sau :

- Những trẻ ăn toàn đường trắng tinh luyện sẽ có trung bình 4,7 răng sâu trên tổng số răng.

- Những trẻ ăn toàn đường trắng tinh luyện cộng với được sử dụng fluor sẽ có trung bình 3,16 răng sâu trên tổng số răng.

- Những trẻ sau khi cai sữa chỉ ăn đường nguyên chất chưa tinh luyện có trung bình 0,07 răng bị sâu trên tổng số răng.

- Những trẻ lớn lên chút được ăn toàn bánh mì nguyên cám, thì có tý lệ sâu răng ít hơn là trẻ ăn bánh mì trắng…

Kết luận của nghiên cứu này là: Ăn đường trắng tinh luyện mới là nguyên nhân nhân chính của sâu răng. Fluor đã được đánh giá quá mức thực tế trong phòng ngừa sâu răng.

Ông Paul Connett từng là giảng viên môn hoá và nhiễm độc môi trường, tại trường l'Université St. Lawrence tại Canton.

Ông đã nghiên cứu về độ nhiễm độc của phân tử fluor (fluorures) trong suốt 12 năm. Và trong suốt thời gian đó ông đã đi diễn giải ở rất nhiều nước khác nhau.

Nghiên cứu của ông có vài điểm nổi bật như sau:

- Cho fluor vào nước có thể gây tích tụ fluor trong cơ thể vì lượng fluor được đào thải qua đường nước tiểu chỉ khoảng 50 %

- Fluor không được tính như là một thức ăn, nên cho vào nước, rồi không kiểm soát được số lượng vào cơ thể là bao nhiêu là đi ngược lại với các cam kết về đạo đức sản xuất thuốc và các chất bổ xung trong y tế.

- Fluor không có tác dụng phòng ngừa sâu răng nhiều như người ta tưởng.

- Báo cáo của tổ chức y tế thế giới về nghiên cứu so sánh tỷ lệ sâu răng ở các bang đưa fluor vào nước máy tại Mỹ và các nước châu Âu không làm chuyện này cho thấy không có nhiều sự khác biệt…

- Khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ có thể gây ra hội chứng răng bị thừa fluor, gây hại cho men răng, hoặc tích tụ trong xương, gây giòn xương…

- Fluor còn bị nhiều nhà khoa học lên án là một độc chất theo cơ chế độc của kim loại nặng, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bị nhiễm độc fluor đến một mức độ nào đó thì có thể bị ung thư, ảnh hưởng hệ thống thần kinh, nội tiết, trí nhớ, trí thông mình của trẻ em…

- Và họ đi đến kết luận là không nên dùng fluor cho vào nước uống, muối ăn, hoặc viên uống bổ sung… và nếu có dùng fluor trong kem đánh răng thì hãy dùng liều thấp, và dùng vào lứa tuổi khi trẻ đã biết nhổ, xúc miệng rồi nhổ ra ngoài.

bao ve ham rang cho con va cac van de xoay quanh fluor
nếu có dùng fluor trong kem đánh răng thì hãy dùng liều thấp, và dùng vào lứa tuổi khi trẻ đã biết nhổ, xúc miệng rồi nhổ ra ngoài. (Ảnh: Wikipedia)

Tiếp theo là tuyên bố của ông nha sĩ/ giáo sư ở trường đại học Toronto, Hardy Limeback vào tháng 11 năm 2015.

Ông Hardy Limeback là người đã từng tham gia vào việc đưa fluor vào nước máy tại Canada trong chương trình phòng chống sâu răng trong suốt 15 trời.

Tuy nhiên sau một vài nghiên cứu so sánh về độ giòn xương háng của dân ở các thành phố nước máy có fluor và một số nghiên cứu khác, 15 năm sau, ông đã trình ra một bản tuyên bố về độ độc hại có thể có nếu tích tụ ở nồng độ cao.

Trong một bài phát biểu trước sinh viên, ông kêu gọi không dùng kem đánh răng có fluor cho trẻ dưới ba tuổi. Và ông đã thú nhận là ông đã vô tình bỏ qua các nghiên cứu về độ độc của fluor trong suốt 15 năm đi ủng hộ nó.

Trong bài phát biểu của ông, ông cũng nói nhiều bác sĩ, nha sĩ chỉ làm theo lời của các hãng dược chứ họ không có để ý tới các kết quả nghiên cứu về độ độc hại của fluor có từ suốt 50 năm nay rồi.

Từ năm 1985, nước Pháp đã bỏ hẳn việc bổ sung fluor vào nước máy. Một số nước khác cũng đã bỏ dần.

bao ve ham rang cho con va cac van de xoay quanh fluor
Nên chọn loại kem đánh răng nào cho con? (Ảnh: State)

Vậy đối với kem đánh răng và bổ sung fluor cho trẻ con thì nên quyết định thế nào?

Từ các nghiên cứu có trong suốt hơn hai mươi năm qua, thì năm 1998 đã bắt đầu có những kêu gọi của một số nhà khoa học, cho rằng không nên cho fluor vào kem đánh răng cho trẻ em, cũng như không cho trẻ em bổ sung fluor nữa.

Tuy nhiên, các hãng sản xuất kem đánh răng vẫn bổ sung một lượng nhỏ fluor vào kem đánh răng, và nhiều nha sĩ vẫn khuyên dùng nó. Vì họ lý luận là một khi không nuốt thì không có sao.

Fluor dạng bổ sung vẫn còn được sản xuất, và vẫn có một số nha sĩ khuyên bổ sung cho trẻ con vì nó vẫn có thể có tác dụng phòng ngừa sâu răng, đặc biệt cho trẻ con các gia đình nghèo, không có điều kiện ăn uống tốt, suy dinh dưỡng, hoặc không có điều kiện đi nha sĩ đều đặn ...

Chuyện này cũng là bình thường một khi chưa có lệnh cấm của tổ chức y tế thế giới hoặc của chính phủ thì người ta vẫn có thể sản xuất và khuyên dùng.

Và để cấm hay không chắc cũng phải bàn nhau nhiều nữa vì thực tế rất nhiều tổ chức quản lý của Mỹ cũng rất trì trệ trong việc trả lời các nhà nghiên cứu, các hiệp hội khi họ yêu cầu minh bạch vấn đề nào đó.

Nhưng các nha sĩ, cũng như bác sĩ nhi, đều thống nhất với nhau, là nếu có dùng, thì cũng chỉ dùng cho trẻ đã biết xúc miệng, nhổ nước khi chải răng, nghĩa là sau 2-3 tuổi. Và luôn phải có người lớn kiểm tra bên cạnh xem con nhổ đã tốt chưa.

Cũng có nhiều bác sĩ, nha sĩ cho rằng hoàn toàn không nên dùng kem đánh răng có fluor nữa để tránh hiện tượng tích tụ nhiễm độc fluor và vì các nghiên cứu cho thấy nó không có nhiều tác dụng phòng sâu răng như người ta từng nghĩ.

bao ve ham rang cho con va cac van de xoay quanh fluor
2 tuổi trở lên bắt đầu chải răng cho trẻ với một lượng rất nhỏ kem đánh răng. (Ảnh: Sydney Children's Dentist)

Một số điều cần lưu ý trong việc chăm sóc răng cho trẻ

- Khi mang thai mẹ cần ăn uống đủ chất, cân đối, có thể bổ xung canxi nếu cần, và phơi nắng đầy đủ để sao cho mẹ không bị thiếu calci vì mầm răng sữa của trẻ hình thành từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

- Luôn vệ sinh miệng sạch sẽ cho con sau khi con bú mẹ hoặc uống bình. Lúc con nhỏ xíu, sau mỗi bữa ăn cần lấy một miếng gạc sạch, nhúng chút nước rồi chà lợi và miệng cho con thật sạch.

- Từ khoảng 1 tuổi trở lên, cần bắt đầu chải răng cho con bằng bàn chải thích hợp, ban đầu chỉ cần với nước.

- 2 tuổi trở lên bắt đầu chải răng cho con với một lượng rất nhỏ kem đánh răng.

- Chỉ nên cho trẻ con tự chải răng khi thật sự chắc chắn trẻ chải đúng cách, và không nuốt kem đánh răng cũng như nước xúc miệng.

- Với trẻ từ 6 tuổi trở lên và với bàn chải thông thường thì cần hướng dẫn trẻ chải răng trong khoảng 5 phút. Trẻ bé và với bàn chải điện thì thời gian có thể ít hơn.

- Sau khi con mọc răng được khoảng 5-6 tháng, cần cho con khám nha sĩ và bắt đầu theo dõi từ đây, mỗi năm từ 1-2 lần tuỳ trường hợp.

- Chú ý nếu có vết đen ở vùng chân răng, nên đến nha sĩ kiểm tra, vì đôi khi là do răng bé bị nhiễm một loại vi khuẩn gây đen có tên là Prevotella hoặc Porphyromonas.

Tuy nhiên, theo nhiều nha sĩ, thì vết đen này ít gây hại, sẽ tự mất đi khi trẻ ăn uống đa dạng, phong phú, và có chế độ vệ sinh răng phù hợp hơn.

- Chú ý chế độ ăn, ăn ít đường tinh luyện nhất có thể được, tránh uống nước ngọt, tránh ăn đồ ngọt được với bằng đường trắng tinh luyện…Nên chọn đường nguyên chất để ăn.

- Luôn chú ý chải răng hoặc xúc miệng sạch sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt.

- Ăn uống cân bằng, đủ chất, phơi nắng đầy đủ để trẻ không bị thiếu canxi.

chọn
Bất động sản tuần qua (12/5 - 18/5): Mời đầu tư khu đô thị tỷ USD ở Đông Anh, chung cư Hà Nội cắt sốt
Chính phủ đề xuất 3 luật lớn về bất động sản hiệu lực sớm, đề nghị thanh tra toàn diện NOXH, Hà Nội mời đầu tư khu đô thị tỷ USD, Hải Dương bổ sung loạt dự án BĐS vào kế hoạch sử dụng đất năm nay... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.