Bật mí cách vệ sinh quạt điều hòa dễ dàng qua các bước đơn giản

Vệ sinh định kỳ các thiết bị làm mát, điển hình như quạt điều hòa, là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe trong quá trình sử dụng. Cùng tham khảo các bước vệ sinh quạt điều hòa đúng cách để tối ưu quá trình làm sạch, từ đó mang lại làn không khí trong lành, mát mẻ cho cả gia đình.

Hướng dẫn các bước vệ sinh quạt điều hòa đúng cách

Sau một thời gian sử dụng, quạt điều hòa sẽ ẩn chứa nhiều bụi bẩn dưới tác động của không khí, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, máy quá bẩn sẽ hoạt động chậm chạp, đồng thời hiệu suất làm mát giảm đi đáng kể và thậm chí là hao tốn điện năng.

Để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn, bạn cần tìm hiểu cách vệ sinh quạt điều hòa đúng cách vá áp dụng ngay cho gia đình. Dưới đây là những bước vệ sinh quạt điều hòa đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 

Chuẩn bị dụng cụ và kiểm tra tình trạng của thiết bị

Một số dụng cụ cần thiết cho quá trình vệ sinh, làm sạch quạt điều hòa mà bạn cần chuẩn bị gồm có: 

- Bàn chải lông mềm

- Dụng cụ tua vít

- Dụng cụ vệ sinh cọ rửa 

- Vòi xịt nước 

- Khăn bông ướt và khăn bông khô

Lưu ý: Bạn cần phải kiểm tra sản phẩm có hoạt động bình thường hay không trước khi thực hiện vệ sinh quạt điều hòa. Trường hợp thiết bị gặp vấn đề hư hỏng thì bạn cần phải đem sản phẩm đến các trung tâm sửa chữa trước khi tiến hành vệ sinh. 

Ảnh: Cùng vui việc nhà

Vệ sinh bụi bẩn bên ngoài của thiết bị 

Đầu tiên, bạn tắt hết các công tắt và rút nguồn điện kết nối là điều bắt buộc phải làm để đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình vệ sinh. Sau đó, bạn lấy một chiếc chổi hoặc khăn ướt để lau sạch những bụi bẩn bám bên ngoài của thiết bị. Điều này sẽ giúp cho công việc vệ sinh máy tiến hành nhanh chóng và tiết kiệm thời gian một cách đáng kể. 

Ảnh: JES.edu.vn

Vệ sinh tấm làm mát và khay chứa làm mát

Tấm làm mát là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của quạt điều hòa. Để đảm bảo hiệu suất làm mát của thiết bị, bạn cần thực hiện vệ sinh ít nhất 1 tháng/lần. 

Cách thực hiện vệ sinh tấm làm mát tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuẩn bị trước đó (bàn chải lông mềm và khăn sạch) rồi thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tháo khay chứa làm mát ra khỏi quạt điều hòa (ở phía sau thiết bị).

Bước 2: Tách 2 bộ phận của khay chứa làm máy gồm khay chứa và tấm làm mát trước khi vệ sinh.

Bước 3: Làm sạch khay chứa bằng nước sạch bằng vòi xịt với áp lực nước yếu. Lưu ý, bạn không nên xịt rửa mạnh để tránh làm rách lưới bên trong - bộ phận có tác dụng lọc bụi.

Bước 4: Tiến hành vệ sinh tấm làm mát bằng bàn chải lông mềm, sau đó xả nước với áp lực thấp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy cẩn thận khi vệ sinh ở bước này để tránh làm rách tấm làm mát.

Ảnh: Điện máy XANH

Vệ sinh bình chứa nước

Bình chứa nước của quạt làm mát nếu không được làm sạch sẽ là vô tình trở thành môi trường “lý tưởng” cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

Do đó, khi sử dụng quạt điều hòa, bạn cũng cần vệ sinh bình chứa nước thường xuyên để tránh mùi hôi do nước để lâu ngày cũng như nước bẩn có chứa vi khuẩn có hại. Tốt nhất là bạn nên vệ sinh bình chứa nước ba ngày/lần. 

Để tiến hành vệ sinh bộ phận chứa nước, bạn cần thực hiện theo các bước như sau: 

Bước 1: Mở nắp xả nước khỏi bình (ở mặt sau và phía dưới thiết bị) để xả hết nước còn trong bình chứa.

Bước 2: Tháo bình hoặc khay chứa nước ra khỏi quạt điều hòa.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh thật kỹ bộ phận này bằng khăn ẩm và có thể sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch ở một số vị trí khó lau chùi.

Bước 4: Thay nước mới cho bình chứa nước.

Ảnh: Điện Lạnh Kỹ Việt

Vệ sinh thân, cánh quạt

Thân và cánh quạt lâu ngày sử dụng có thể dễ dàng bị bụi bẩn bám vào, dẫn đến việc bụi bẩn sẽ được đưa ra ngoài không khí theo những luồng gió, gây nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Do đó, đây chính là lý do phải mà bạn phải vệ sinh thân, cánh quạt định kỳ.

Quá trình vệ sinh của thân và cánh quạt rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch ẩm để lau chùi sạch sẽ thân quạt và từng cánh quạt. Ngoài ra, bạn có thể dùng bàn chải lông mềm để xử lý những chỗ bám bụi khó làm vệ sinh. 

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện công việc chùi rửa thân và cánh quạt, bạn phải thật cẩn thận và nên lau chùi thật nhẹ nhàng nhằm hạn chế gây ra lực quá mạnh lên bảng điều khiển và đèn cảm ứng ở thân quạt. 

Ảnh: Sunhouse

Vệ sinh tấm lọc không khí và quạt lồng sóc

Tương tự các bộ phận trên, tấm lọc không khí và quạt lồng sóc cũng sẽ bị bụi bẩn bám vào nếu lâu ngày không vệ sinh. Chính vì vậy, bạn cần phải làm sạch tấm lọc ít nhất một tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình trong quá trình sử dụng. 

Việc vệ sinh tấm lọc không khí và quạt lồng sóc sẽ đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết khi thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tháo rời tấm lọc không khí ra khỏi quạt điều hòa (ở phía sau thiết bị).

Bước 2: Giũ nhẹ cho bụi bẩn bay ra ngoài.

Bước 3: Rửa sạch tấm lọc với nước có áp suất thấp, đồng thời có thể dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn ấm để vệ sinh.

Bước 4: Vệ sinh trực tiếp quạt lồng sóc (mô tơ quạt) trên thân máy bằng cách sử dụng một cây cọ (dạng khô và không dính nước) để quét sạch bụi bẩn bám trên bộ phận này.

Ảnh: Quạt điều hòa

Kiểm tra lại quạt điều hòa sau khi hoàn tất

Bạn tiến hành lắp ráp lại các bộ phận được tháo ra để vệ sinh như vừa nêu ở trên. Sau đó, bạn hãy kiểm tra quạt điều hòa bằng cách kết nối với nguồn điện để xem thử thiết bị có chạy bình thường và êm không. 

Ảnh: YouTube

Lưu ý khi thực hiện quá trình vệ sinh quạt điều hòa 

Một số vấn đề sau đây sẽ có ích cho bạn trong quá trình vệ sinh quạt điều hòa không khí:

- Nên vệ sinh quạt 2 - 3 tuần/lần, tùy vào điều kiện, môi trường và tần suất sử dụng

- Nên lau khô các bộ phận của quạt làm mát trước khi lắp vào để sử dụng

- Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn cao vì những chất này sẽ dễ làm máy móc bị rỉ sét và hỏng hóc nhanh

- Không được sử dụng nước rửa trực tiếp lên bề mặt thân, cánh và quạt lồng sóc của quạt điều hòa.

- Không nên đổ nước vượt mức quy định khi vệ sinh và thay nước mới cho bình chứa nước

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.