Bệnh nhân Trung Quốc liều mạng mua thuốc kém chất lượng

Khi các loại thuốc được chính phủ phê chuẩn có giá đắt đỏ, nhiều bệnh nhân ung thư Trung Quốc đành tìm đến "thị trường xám" để mua thuốc rẻ nhưng kém hiệu quả hơn.
benh nhan trung quoc lieu mang mua thuoc kem chat luong Cháy ở nhà hàng Trung Quốc tại Nhật, 140 tòa nhà bị thiêu rụi
benh nhan trung quoc lieu mang mua thuoc kem chat luong Nigeria tịch thu 2,5 tấn gạo giả nghi của Trung Quốc

Khi bệnh ung thư phổi của cha ngày càng xấu đi, Yin Min, 51 tuổi, phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: hoặc chi gần 3.000 USD mỗi tháng để mua loại thuốc được chính phủ phê duyệt, hoặc chi số tiền ít hơn để mua loại thuốc không được phê chuẩn sử dụng ở Trung Quốc.

Cũng như nhiều gia đình khác, Yin tìm đến thị trường không được kiểm soát nhưng ngày càng phổ biến là các nhà thuốc và đại lý trên mạng. Bà đã mua phiên bản khác của thuốc Iressa được sản xuất tại Ấn Độ.

"Thật khó để mô tả những áp lực tài chính mà tôi trải qua", Reuters dẫn lời bà Yin nói.

benh nhan trung quoc lieu mang mua thuoc kem chat luong
Bệnh nhân Cao Dongxian giơ ảnh chụp trong căn phòng ở gần bệnh viện Peking. Ảnh: Reuters

Thị trường bán thuốc không được phê chuẩn này còn được gọi "chợ "xám". Đây là nơi các hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất hoặc ngoài ý muốn của cơ quan điều tiết thị trường.

Trong số 30 bệnh nhân ung thư mà hãng Reuters phỏng vấn trong năm qua, 2/3 trong số họ đã lựa chọn giống Yin vì giá thuốc đắt đỏ. Không có số liệu chính thức về số bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc chuyển sang dùng loại thuốc này, nhưng nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc mua từ "thị trường xám" đang gia tăng trên toàn cầu. Thậm chí, nhiều bác sĩ còn nhắm mắt làm ngơ hoặc giúp bệnh nhân mua thuốc.

Dù không có hại, các loại thuốc này có thể không hiệu quả hoặc là thuốc giả. Tài chính là lý do khiến nhiều bệnh nhân Trung Quốc tìm đến loại thuốc này.

Lương thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa giàu thành thị và nông thôn cùng chính sách hoàn trả tiền thuốc theo bảo hiểm eo hẹp khiến bệnh nhân càng khó khăn, gây gánh nặng xã hội lớn và tăng nợ nần. Trong trường hợp của Yin, các loại thuốc bà mua có giá thấp hơn 13 lần so với thuốc được chấp thuận.

Trung Quốc yêu cầu kiểm tra và phê chuẩn các loại thuốc mới, nhưng lại thiếu chuyên gia thực hiện khâu này.

Theo số liệu chính thức, Trung Quốc có 4 triệu ca ung thư mới trong năm 2015. Nước này đã tìm cách tăng độ bao phủ bảo hiểm với bệnh nan y và khuyến khích nhà sản xuất thuốc giảm giá bán. Tuy nhiên, những thành đổi đều diễn ra khá chậm chạp, với độ trễ từ 5-7 năm so với các nước tiên tiến như Anh và Mỹ.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.