Bệnh sởi có thể khiến thai nhị bị dị tật
Trao đổi về sự nguy hiểm của bệnh sởi đối với thai phụ trên Vietnamnet, ThS Nguyễn Hồng Hà, Nguyên PGĐ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, phụ nữ đang mang thai bị mắc bệnh sởi ẩn chứa nguy hiểm tiềm ẩn. Mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì khiến thai nhi có nguy cơ dị dạng cao.
Trong giai đoạn tiếp theo, phụ nữ có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát... Vì vậy, đang trong thai kì, phụ nữ càng phải cẩn thận, phòng tránh để không mắc bệnh.
(Ảnh minh họa: Syda Productions) |
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trả lời trên Dân trí về vấn đề này, ông cho biết, phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Vi rút sởi gây biến chứng sảy thai, sinh con hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật. Người bệnh hắt hơi có thể khiến dịch của miệng, mắt, mũi thể dính sang tay chân, quần áo và thâm nhập đường hô hấp của người khác.
Nếu phụ nữ đã tiêm phòng sởi hoặc đã bị sởi thì nguy cơ mắc bệnh là rất thấp (chỉ 5% những người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi vẫn bị mắc sởi). Vắc xin sởi không tiêm cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tỉ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra.
Vì thế, nếu chưa tiêm phòng, chưa từng bị mắc sởi thì tuyệt đối tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi ra đường nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sát trùng mũi họng, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
(Ảnh minh họa: BBC) |
Nên tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai
Trao đổi trên Người lao động, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trả lời: Những nghiên cứu gần đây cho thấy miễn dịch bảo vệ bệnh sởi ở các bà mẹ mang thai là thấp. Có một tỉ lệ lớn trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi được tiêm phòng sinh ra từ các bà mẹ này không có miễn dịch để phòng bệnh sởi hoặc miễn dịch từ mẹ sang con không đủ để bảo vệ trẻ ngừa sởi.
PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh sởi cùng hội chứng Rubella cho con, trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất từ 2 tháng, các bà mẹ nên tiêm vắc xin sởi và cả vắc xin Rubella.
Những trường hợp đã được chẩn đoán bởi cán Bộ Y tế là mắc sởi và Rubella thì không phải tiêm vì thường đã có miễn dịch bền vững với bệnh này nhưng việc tiêm bổ sung vắc xin sởi - Rubella sẽ giúp củng cố miễn dịch phòng bệnh.
(Ảnh minh họa: Getty Image/ Voisin - Phanie Via) |
Vắc xin sởi - Rubella không có chỉ định cho phụ nữ mang thai vì là vắc-xin sống, giảm độc lực. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin sởi - Rubella cho phụ nữ có thai là nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi. Dù vậy, trường hợp phát hiện có thai ngay sau khi tiêm vắc xin này, các bà mẹ cần đi khám thai và theo dõi theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Chia sẻ trong buổi Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về công tác, giải pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, đối với người lớn mà không rõ mình đã tiêm vắc xin chưa hoặc với phụ nữ trước khi mang thai thì nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella.
Xem thêm: Ca mắc bệnh sởi tăng gấp 13 lần, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng tránh
Người mắc sởi tăng cao, nguy cơ bùng phát thành dịch trong dịp Tết Nguyên đán 2019
Những ngày Tết Nguyên đán 2019 cận kề, người dân từ TP.HCM có thể sẽ là nguồn phát tán virus sởi cho các tỉnh thành ... |
Vào điểm nóng dịch sởi tại TPHCM
Thời điểm cận Tết Nguyên Đán, dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch trên diện rộng. ... |
Nhiều người lớn ở Hà Nội mắc sởi phải vào viện
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị 8 bệnh nhân sởi, phần lớn là phụ nữ và nhiều bà bầu. |
Chuyên gia y tế cảnh báo bệnh sởi bùng phát và cách phòng ngừa
Bệnh sởi thường gặp ở nhóm trẻ chưa được tiêm chủng do chưa đến tuổi tiêm hoặc mắc bệnh khác phải hoãn tiêm hoặc những ... |