Bệnh tay chân miệng đã bùng phát trên khắp cả nước

Theo báo cáo của nhiều địa phương, hiện nay số ca trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày một gia tăng, do đang là mùa dịch và học sinh đã bắt đầu trở lại trường đi học. Cụ thể, từ đầu năm đến nay cả nước có 20.063 trường hợp phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng.
 
benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc Bác sĩ chỉ cách phòng bệnh cho trẻ khi bệnh tay chân miệng vào mùa
benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc Trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần làm gì?
benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ trong mùa dịch
benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc
(Ảnh: dantri.com)

Tay chân miệng là căn bệnh nhiễm trùng do vi rút và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy là căn bệnh có thể tự khỏi, nhưng nếu không được theo dõi, chăm sóc kĩ càng thì rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã ghi nhận 34.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành. Trong đó có 20.063 ca phải nhập viện điều trị, không có trường hợp tử vong. So với cùng kì năm trước thì số bệnh nhân nhập viện do bệnh tay chân miệng đã giảm đi 1,9%. Tuy nhiên, trong 2 tuần gần đây số bệnh nhân mắc bệnh lại tăng cao.

Tính riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay có hơn 100 trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng. Còn tại TP. HCM, con số này cao hơn rất nhiều, khoảng 3000 ca. Thời gian gần đây, mỗi tuần các bệnh viện tại TP. HCM tiếp nhận khoảng 170 bệnh nhân bị tay chân miệng.

Trước tình trạng trên, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống và điều trị bệnh tay chân miệng. Theo đó, Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế phải tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện, khoanh vùng và xử lí triệt để các ổ dịch mới phát sinh. Đồng thời yêu cầu Sở giáo dục các tỉnh phải phối hợp với ngành y tế để triển khai kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về những biện pháp phòng tránh bệnh tại các trường học.


Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội: Bệnh tay chân miệng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở nhóm dưới 3 tuổi. Một điều mà phụ huynh cần chú ý khi trẻ bị tay chân miệng là trong một đợt dịch, trẻ có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.

benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc
(Ảnh: dantri.com)

Sau khoảng 3 – 7 ngày tiếp xúc với mầm bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện đầu tiên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng và có thể bị tiêu chảy. Ở giai đoạn toàn phát, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, trẻ sẽ có các triệu chứng đặc trưng như xuất hiện các vết loét đỏ ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Lòng bàn tay và lòng bàn chân, đầu gối, mông sẽ có các nốt phỏng đỏ dạng nước. Trẻ sẽ sốt cao và rất dễ xảy ra các biến chứng. Nếu không có các dấu hiệu bất thường thì sau 3 – 5 ngày, bệnh sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có vaccine dự phòng bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý phòng tránh bệnh cho con. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, nổi các nốt phỏng nước trên tay, chân thì nên đưa đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.


Những cách phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM) cho biết, hiện nay bệnh viện đang điều trị nội trú cho khoảng 50 bệnh nhi bị tay chân miệng.

Nói về cách phòng tránh bệnh, bác sĩ Khanh lưu ý: rửa tay sạch sẽ, lau sạch nền nhà và khu vui chơi của trẻ là việc làm đầu tiên mà các phụ huynh cần thực hiện. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chỉ chú ý rửa tay cho con mà quên mất rửa tay cho chính mình, trong khi không ít trẻ nhập viện do bị lây nhiễm nguồn vi rút từ bàn tay của cha, mẹ, người thân.

benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc
(Ảnh: conlatatca)

Cách rửa tay đúng cách đó là phải dùng xà phòng diệt khuẩn, rửa dưới vòi nước sạch ít nhất 15 giây. Cha mẹ cần rửa sạch từng ngón và kẽ tay cho chính mình và con trẻ. Cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt phải rửa tay kĩ khi bế ẵm, thay tả hay pha sữa cho các bé dưới 3 tuổi.

Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc đang nghi ngờ bị bệnh. Cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, không cho trẻ ăn bằng tay, cắn, mút tay. Các đồ dùng như chén, bát, thìa, đũa và cả đồ dùng học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên.


Một số món ăn tốt cho trẻ khi bị tay chân miệng

Những món ăn giàu dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách phòng và chữa bệnh cho bé bị tay chân miệng hiệu quả nhất, để tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ trẻ khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

benh tay chan mieng da bung phat tren khap ca nuoc
3 món cháo dễ làm nhưng giàu dinh dưỡng dành cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.
chọn
Cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau 2 năm thi công
Cầu Bến Mới dự kiến tạo một trục kết nối giao thông hoàn chỉnh giữa các khu di tích Đền Trần, Phủ Dầy của tỉnh Nam Định và quần thể danh thắng Tràng An, Bái Đính của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.