Ảnh minh họa. |
Bị vợ đánh đập, lột đồ
Ngày 24/7/2014 ông Đào Văn L. (sinh năm 1972, ngụ xã Tân Lập, Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã bị vợ là bà Nguyễn Thị Ph. cùng bà Nguyễn Thị M. (chị ruột của bà Ph.), em ruột là ông Nguyễn Thành Th. và ông Nguyễn Văn Đ. (anh rể của bà Ph.) đánh đập thậm tệ sau đó dìm xuống nước rồi trói vào gốc cây.
Ông L. bị trói đứng ở gốc cây hơn một tiếng đồng hồ, khi công an xã Tân Lập tới ông L. mới được giải thoát rồi đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
Khi ông L. bị hành hung, nhiều người dân địa phương định tới cứu giúp những đã bị bà Ph. và anh em ngăn cản.
Khi công an xã và dân quân đến thấy ông L. bị trói vào gốc cây ở mép mương nước bằng dây thừng. Thấy có người đến cứu ông L. vừa khóc mếu vừa liên tục kêu cứu và nhờ cởi trói nhanh giúp. Do dây buộc khá chắc và quấn nhiều vòng nên công an xã phải mất khá nhiều thời gian mới cởi trói được cho ông L..
Theo ông L., ông chung sống với bà Ph. từ đầu 1996 nhưng không có đăng ký kết hôn. Đến năm 1997 vợ chồng ông sinh được người con trai đầu lòng. Do ở quê ông L. khó kiếm sống nên hai vợ chồng ông bàn nhau về quê nhà bà Ph. sinh sống.
Khi về quê vợ sống, vợ chồng ông L. được bố bà Ph. cho 1ha đất ruộng nhưng bắt phải để tên trên giấy tờ là bà Ph.. Sau đó vợ chồng ông mua thêm một số mảnh đất khác nên tổng cộng đất đai nhà ông có khoảng 8ha.
Đến năm 2002, vợ chồng ông Lợi có thêm cô con gái. Do không có đăng ký kết hôn nên vợ chồng ông không làm được khai sinh cho con. Lúc này ông Lợi bà Ph. mới đi đăng ký kết hôn.
Theo ông L., cuộc sống của vợ chồng ông càng khấm khá hơn lại càng có nhiều mâu thuẫn. Bà Ph. nhiều lần gọi anh chị em đến đánh ông L. để dằn mặt.
Ông L. cho biết, tổng cộng từ trước đến nay ông đã bị vợ và anh em vợ đánh đến 7 lần và hai lần phải nhập viện.
Mâu thuẫn không thể giải quyết nên cuối năm 2012 vợ chồng ông L. quyết định ly hôn.
Giết vợ vì “Tại bị vợ đánh nhiều quá!”
Tại phiên tòa xét xử bị cáo Đào Ngọc Phượng (SN 1977, quê Đồng Nai), khi được hỏi về nguyên nhân giết vợ, bị cáo ngập ngừng rồi nói: “Tại bị vợ đánh nhiều quá!”.
Bị cáo Đào Ngọc Phượng chẳng may mắc chứng bệnh teo cơ từ nhỏ, chân tay teo tóp, đi lại khó khăn. Năm 30 tuổi Phượng kết hôn với chị Nguyễn Thị Bé, có 2 đứa con riêng. Sống với nhau một thời gian, có đứa con chung thì chị Bé bắt đầu đổi tính nết do áp lực lo cơm áo gạo tiền cho gia đình nhỏ với 5 miệng ăn.
Đổ lỗi tại vì lấy phải người chồng tàn tật mà đời mình khổ sở, vất vả như bây giờ, nhiều lần cãi nhau, chị Bé thẳng tay đánh Phượng không thương tiếc. Là người hiền lành, tốt tính, Phượng cảm thông với những vất vả của vợ nên cũng nhẫn nhịn.
Nhưng “giọt nước đã tràn ly” khi ngày 12/3/2014 vừa qua, trong lúc lời qua tiếng lại, chị Bé điên tiết tát vào mặt chồng khiến Phượng đau điếng, tối tăm mặt mũi. “Tức nước vỡ bờ”, Phượng rút dao đâm nhiều nhát vào người chị Bé khiến nạn nhân tử vong.
Đi chơi về gọi mở cửa không mở, chồng bị vợ và gia đình vợ đánh
Đối với anh L.L.S. (SN 1977, ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM) thì đêm 28/4/2014 là một đêm kinh hoàng. Anh S. cho biết: “Lúc đó khoảng 23h, tôi đang làm việc trong nhà, T. vợ tôi đi chơi về gọi mở cửa. Nhưng do ngồi trong phòng máy lạnh đóng kín nên tôi không nghe thấy.
Không vào được bằng cửa trước, T. vào nhà bằng cửa sau rồi lớn tiếng chửi bới, lăng mạ tôi. Thấy sự việc quá vô lý, vợ đi chơi về khuya mà còn la lối om sòm ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng và con cái, tôi yêu cầu T. chấm dứt việc chửi bới, xúc phạm tôi, cô ấy không dừng lại mà còn thách thức.
Quá bực mình, tôi tát T. một cái. Không ngờ cô ấy chạy qua nhà bố mẹ ruột gần đó kêu em trai, em gái và bạn trai của em gái mang theo một thanh inox hùa nhau đánh vào đầu, vào người tôi. Họ quật ngã tôi xuống đất, ba người siết chặt và giữ tôi để T. ngồi lên người đấm thẳng vào mặt, mũi, đầu làm đứt hẳn một phần bên trái môi của tôi, máu chảy đầy mặt, mũi”.
Anh S. và chị N.T.T. cưới nhau năm 2003, có ba con chung. Trong quá trình chung sống, do hai bên tính tình không hợp nên đời sống hôn nhân không được như ý, thiếu hạnh phúc, hai bên thường xuyên cãi vã, sỉ nhục nhau.
Ông Nguyễn Thành S. trú (tại Long Biên, Hà Nội) vốn là công nhân nhà máy thủy tinh. Vợ ông S. kinh doanh buôn bán ngoài chợ. Do sức khỏe yếu, ông S. về nghỉ hưu non, ở nhà cơm nước cho vợ và các con. Từ ngày ở nhà, cuộc sống của ông S như địa ngục vì bị vợ chì chiết do không kiếm được tiền. Trong chuyện chăn gối vợ chồng, cũng vì lý do này mà ông S thường xuyên bị vợ cấm vận.
Nhiều lần, ông S ra ngoài tìm việc nhưng sức khỏe không được tốt nên ông chỉ tìm được những công việc lương thấp. Vả lại, ông thương các con nếu bố đi làm thì không có ai nấu ăn cho vì mẹ suốt ngày ngồi chợ, ông lại tiếp tục cảnh làm ô sin ở nhà, chịu sự mắng chửi của vợ cho đến khi bị sang chấn tâm thần phải tìm đến Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ huyện Gia Lâm, Hà Nội để xin tư vấn và hỗ trợ tâm lý.
Sáng 9/11 thảo luận về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn (Nam Định) cho biết, khi nói đến bình đẳng giới mọi người thường chỉ nghĩ đến phụ nữ, mà quên mất đi đàn ông. Nhiều người cho rằng bình đẳng giới là sự ngang bằng giữa nam và nữ. Nhưng thực tế giữa nam và nữ có thiên chức khác nhau nên không có chuyện tuyệt đối ngang bằng trên một số lĩnh vực. Đặc biệt, ông Tuấn cũng lưu ý, có quan niệm cho rằng, phụ nữ là phái yếu còn đàn ông là phái mạnh nên khi bảo vệ bình đẳng giới là bảo vệ phụ nữ. Tuy nhiên bình đằng giới là phải quan tâm đến cả nam và nữ. “Bạo hành gia đình thì không chỉ phụ nữ và trẻ em mà còn cả đàn ông. Thực tế có nhiều trường hợp người bị bạo hành là đàn ông. Bị vợ con hắt hủi, bị cấm vận, phong tỏa… Trong những trường hợp này do sĩ diện nên người ít người đàn ông kêu la, cầu cứu”, ông Tuấn phản ánh. Theo Người lao động |
'Phi công trẻ' trộm gần 1 tỉ đồng của chủ
Sau khi phát sinh tình cảm với bà chủ, Nhân biết được chỗ cất giấu tiền nên trộm rồi bỏ trốn. |