'Bí quyết' ẵm trọn điểm phần Ngữ âm trong đề thi Tiếng Anh THPT quốc gia

Ngữ âm là dạng bài tập khiến thí sinh hay bị mất điểm nhất. Đa số học sinh thường học “máy móc” bằng cách tra từ điển rồi học thuộc lòng, vì vậy nên rất nhanh quên.
 

1. PHẦN PHÁT ÂM:

Bắt buộc phải nhớ được cách đọc các đuôi “ed” và đuôi “s/es”:

- Cách đọc đuôi “ed” - có 3 cách phát âm chính:

Đuôi /ed/ được phát âm là /t/:Khi động từ có phát âm kết thúc là /k/ /f/, p/, /s/, / /ʃ/, /tʃ/, và những động từ có từ phát âm cuối là “s”.

Nếu khó nhớ phiên âm thì các em có thể nhớ: Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: khi chữ cái cuối cùng của từ kết thúc bằng: k, gh, p, x, ss, sh, ch, ce.

Ví dụ: talked, laughed, stopped, fixed, missed, washed, watched, announced,…

Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/.

Ví dụ: wanted, needed,…

Đuôi /ed/ được phát âm là /d/:với những trường hợp còn lại.

Ví dụ: changed, cried,…

Đặc biệt chú ý: Đuôi “ed” trong các động từ sau sẽ luôn được phát âm là /ɪd/ bất luận “ed” sau âm gì:

  • Dogged

  • Learned

  • Naked

  • Ragged

  • Wicked

  • Wretched

  • Aged

  • Blessed

  • Crooked

Các bạn học sinh phải học thuộc điều này để tránh bị mắc bẫy của đề.

Ví dụ:

A. wicked

B. crooked

C. learned

D. worked

Nếu không ghi nhớ lưu ý trên thì thí sinh sẽ bị mắc bẫy và sẽ chọn đáp án C vì cho rằng đáp án A, B, D đuôi “ed” được đọc là /t/, còn đáp án C đuôi “ed” được đọc là /d/.

Nhưng đáp án của bài thi sẽ là D. Vì đáp án A, B, C đuôi “ed” được đọc là /id/, còn đáp án D đuôi “ed” được đọc là /t/.

Vì vậy, hãy chắn chắn là bạn sẽ học thuộc 9 động từ trên đuôi “ed” sẽ được đọc là /id/ nhé.

bi quyet am tron diem phan ngu am trong de thi tieng anh thpt quoc gia

Cô giáo Hằng Nga - giáo viên Luyện thi đại học môn Tiếng Anh

Cách đọc đuôi “s/es”

Phát âm là /s/: Khi chữ cái cuối cùng của từ kết thúc bằng: p, k, F, t, th (phải kính phục tthôi).

Ví dụ: stops, talks, beliefs, laughs, graphs (phụ âm “-gh” và “-ph” ở đây được phát âm như f), months,…

Phát âm là /ɪz/ : Khi chữ cái cuối cùngcủa từ kết thúc bằng:

  • ss: misses, kisses,…

  • ch: teaches, churches,…

  • sh: washes, wishes,…

  • ge: changes, ages,…

  • s: buses, rises,…

  • x: boxes, fixes,…

  • z: prizes, quizzes,…

Phát âm là /z/ : các trường hợp còn lại.

Bài thi cũng rất hay bẫy về cách đọc của đuôi “ate” và hầu hết thí sinh đều đọc là /eit/.

Cùng Cô Hằng Nga làm ví dụ sau nhé:

A. certificate /sə'tifikət/

B. accurate /’ækjurət/

C. communicate /kə'mju:nikeit/

D. intricate /’ɪntrɪkət/

Đáp án là C.

2. PHẦN TRỌNG ÂM:

Cần nhớ được 8 quy tắc trọng âm cơ bản. Bên cạnh đó, ở dạng bài này thì có rất nhiều “trường hợp ngoại lệ” – các bạn chưa từng thấy bao giờ hoặc không theo quy tắc đã học. Vì vậy, việc luyện tập nhiều là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là 8 quy tắc đánh dấu trọng âm cơ bản bắt buộc phải nhớ:

Quy tắc 1: Danh từ và tính từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: ‘paper; ‘forest; ‘content;…

Ngoại lệ: Trọng âm không rơi vào âm /ə/

Vì vậy, ta có một số từ sau trái với quy tắc nêu trên.

- Canal /kə'næl/ (n): con kênh.

- Police /pə'li:s/ (n): cảnh sát.

- Machine /mə'ʃi:n/ (n): máy móc.

Quy tắc 2: Động từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: des’troy; a’ttract; co’llect; re’lax; en’joy;..

Ngoại lệ: Trọng âm không rơi vào âm /ə/

Vì vậy, ta có một số các động từ sau trái với quy tắc nêu trên.

- ‘listen /lisən/

- 'answer //'ɑ:nsə/

- 'enter/´entə/

- 'happen/'hæpən/

- 'offer/'ɔ:fər/

- 'open/'oupən/

Quy tắc 3: Trọng âm của từ thường rơi vào âm tiết đứng trước kết thúc bằng các đuôi sau:

- Đuôi ion: infor’mation/infə'meinʃn/ (n): thông tin.

Description /dɪˈskrɪpʃən/(n): sự miêu tả.

- Đuôi ic/ ics

E’lectric /ɪˈlektrɪk/(adj): thuộc về điện.

Mathe’matics /mæθi'mætiks/(n): toán học.

- Đuôi ical

E’lectrical/i'lektrikəl/( adj): thuộc về điện.

‘Musical/ˈmjuzɪkəl/(adj): thuộc về âm nhạc.

- Đuôi ian

Mu’sician /mju:'ziʃn/(n) nhạc sĩ.

Poli’tician/pɒlə'tɪʃn/(n): chính trị gia.

- Đuôi age:

Advantage/əd'væntidʤ/(n): ưu điểm.

- Đuôi al/ ial/ ual

Essential/əˈsenʃəl/(adj): cần thiết.

Social /'səʊ∫l/(adj): mang tính xã hội.

- Đuôi uous/ ious/ eous

Vi’torious (adj): chiến thắng.

Spontaneous (adj): tự ý, tự phát.

- Đuôi ity/ive/itive

A’ttractive (adj): hấp dẫn, thu hút.

De’cisive (adj): quyết đoán.

- Đuôi ury/ ure/ ular/ ulum

‘Injury (n): vết thương.

De’parture (n): điểm khởi hành.

Particular (adj): tỉ mỉ, chi tiết.

Cu’rriculum (n): chương trình học.

- Đuôi logy/ graphy

Psy’chology (n): tâm lý học.

Pho’tography (n): nghệ thuật nhiếp ảnh.

- Đuôi iar/ ior

Fa’miliar (adj): quen thuộc.

In’terior (adj): bên trong.

- Đuôi ence/ ent/ ance/ ant

De’pendence (n): sự phụ thuộc.

A’ttendance (n): sự có mặt.

De’pendent (adj): phụ thuộc.

Ngoại lệ: ‘confident (adj): tự tin.

- Đuôi is

Diog’nosis (n): sự chẩn đoán.

‘Thesis (n): luận điểm.

- Đuôi how/ what/ where

‘Anywhere

‘Somewhat

‘Somehow

Quy tắc 4: Các từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên khi kết thúc bằng các vần sau:

- ate

‘Temperate (adj): ôn hòa.

- ute/ Ite

‘Constitute (v): cấu thành.

‘Dynamite (n): thuốc nổ.

- ous

‘Dangerous (adj): nguy hiểm.

- ude

‘Solitude

- ize/ ise

‘Criticize (v): phê phán, chỉ trích.

‘Compromise (v): thương lượng.

- fy/ ply

‘Clasify (v): làm sáng rõ.

‘Multiply (v): nhân lên, gấp bội.

Quy tắc 5: Nhấn vào chính nó khi các từ có hậu tố sau:

- ee

‘Teenager (n): thanh thiếu niên

Ngoại lệ: Com’mittee (n): ủy ban.

‘Coffee (n): cà phê.

- ese

Vietna’mese (n): người Việt.

- eer

Volun’teer (n): tình nguyện viên.

Ngoại lệ: ‘reindeer (n): tuần lộc.

- oo

Bam’boo (n): cây tre.

Ngoại lệ: ‘igloo (n): nhà tuyết.

- ette

Ciga’rette (n): thuốc lá.

- ect

Co’rrect (v): chữa.

- fer

Pre’fer (v): thích hơn.

- esque

Pictu’resque (adj): đẹp như tranh.

- self

Her’self: chính cô ấy.

- ever

When’ever: bất cứ khi nào.

Quy tắc 6: Tiền tố và hậu tố không làm ảnh hưởng tới trọng âm của từ:

Các tiền tố thường gặp: un, re, dis, im, mis, extra, in, il.

Các hậu tố thường gặp: ment, ship, ness, less, hood, ing, er, or, ful, en, ly.

Quy tắc 7: Danh từ ghép và Tính từ ghép trọng âm rơi vào từ đầu tiên:

‘Homesick (adj): nhớ nhà.

‘Raincoat (n): áo mưa.

Quy tắc 8: Động từ ghép (Giới từ + động từ chính) thì trọng âm rơi vào động từ.

Under’stand (v): hiểu.

Over’do (v): nấu chín kỹ.

NHỮNG VÍ DỤ LUYỆN TẬP PHẦN TRỌNG ÂM:

Ví dụ 1:

A. Utterance /’ʌtərəns/

B. Performance /pə'fɔ:məns/

C. Attendance /ə´tendəns/

D. Reluctance /ri'lʌktəns/

Áp dụng quy tắc 2, ta thấy đuôi “ance” trọng âm sẽ nhấn trước nó. Vậy nên, B C D trọng âm rơi vào âm tiết số 2. Còn đáp án A mặc dù cũng có đuôi “ance” nhưng trọng âm không thể rơi vào âm /ə/ do đó trọng âm rơi vào âm tiết số 1.

Đáp án của bài là A.

Ví dụ 2:

A.Volunteer /vɒlənˈtɪər/

B.Absentee /æbsən'ti:/

C.Referee /refə'ri:/

D.Reindeer /´reindiə(r)/ (Đây là trường hợp ngoại lệ của đuôi “eer”)

Áp dụng quy tắc số 5. Ta chọn đáp án là D.

Giáo viên Hằng Nga

Luyện Thi Đại Học Tiếng Anh

bi quyet am tron diem phan ngu am trong de thi tieng anh thpt quoc gia

Chiến thuật đạt 9,8 điểm môn Hóa thi THPT quốc gia của nam sinh ĐH Y Hà Nội

Trong kì thi THPT quốc gia 2016, Nguyễn Hoàng Giang, hiện đang là sinh viên năm 2 ngành Bác sĩ đa khoa – ĐH Y ...

bi quyet am tron diem phan ngu am trong de thi tieng anh thpt quoc gia

3 lỗi sai ngữ pháp thường gặp trong đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh

Dưới đây là bài tổng hợp và phân tích những lỗi sai thí sinh dễ gặp phải nhất trong đề thi THPT quốc gia môn ...

bi quyet am tron diem phan ngu am trong de thi tieng anh thpt quoc gia

Ôn thi thế nào để thoát liệt tốt nghiệp, đạt 8 điểm đại học môn Hóa?

Đối với mục tiêu thi tốt nghiệp hay đạt điểm 8 trở lên môn Hóa để xét tuyển vào các trường đại học, các sĩ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.