Bí thư Thăng đi ca nô khảo sát hồ Dầu Tiếng

Bí thư Đinh La Thăng và đoàn công tác đã đi ca nô cao tốc một vòng kiểm tra mặt hồ Dầu Tiếng.

Sáng 12/2, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cùng đoàn cán bộ TP đã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (tỉnh Tây Ninh).

Cùng đi với đoàn còn có Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TP Huỳnh Cách Mạng, lãnh đạo các sở, ngành.

bi thu thang di ca no khao sat ho dau tieng
Ca nô đưa Bí thư Đinh La Thăng đi kiểm tra. Ảnh: TÁ LÂM

Trước khi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng và đoàn công tác đã đi ca nô cao tốc một vòng kiểm tra mặt hồ Dầu Tiếng. Ông Đinh La Thăng cùng đoàn cũng đã đi kiểm tra thực tế một số hạng mục công trình đầu mối hồ Dầu Tiếng gồm tràn xả lũ, đập chính và cống lấy nước số 1 cấp nước cho kênh Đông phục vụ cấp nước nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP HCM.

bi thu thang di ca no khao sat ho dau tieng
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và ông Tất Thành Cang trao đổi trên ca nô. Ảnh: TÁ LÂM

Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng - Giám đốc Công ty Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết là hệ thống thủy nông có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay. Hệ thống công trình Thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng từ năm năm 1981 và đưa vào sử dụng từ năm 1985.

Diện tích mặt nước hồ là 270 km2, được thiết kế đa mục tiêu như cấp nước tưới trực tiếp cho 108.000 ha thuộc các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM (riêng TP HCM có 12.000 ha); cấp 43,9 nước thô cho các ngành công nghiệp và dân sinh, trong đó cấp cho TP HCM 14 m3/giây…

Ông Dũng chia sẻ, do tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu làm cho tình hình quản lý, vận hành và khai thác ngày càng phức tạp. Hệ thống công trình trải dài trên năm tỉnh, TP do đó việc quản lý sẽ rất khó khăn nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của các địa phương, trong đó có TP.HCM.

Ông Dũng đề nghị UBND TP.HCM kêu gọi các nhà đầu tư lấy nước bằng đường ống dẫn nước trực tiếp từ hồ phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững nguồn cấp nước, chất lượng nước. Công ty mong muốn TP quan tâm hỗ trợ kinh phí bổ sung duy tu sửa chữa thường xuyên các hạng mục công trình, tránh xuống cấp.

Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Tây Ninh, cho biết thêm hồ Dầu Tiếng còn có nhiều công dụng khác như khai thác cát xây dựng, có thể thành lập khu du lịch nghỉ dưỡng rất tốt. Nếu TP.HCM hỗ trợ thả cá thì người dân ở khu vực này sẽ có nguồn thu rất khá. Hồ Dầu Tiếng còn giúp điều hòa khí hậu.

Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng đây là công trình quan trọng quốc gia, nên đề nghị Bộ NN&PTNT cùng công ty điều chỉnh quy chế vận hành. Đồng thời căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng để có đầu tư cho phù hợp.

Bí thư Thăng cùng đề nghị khai thác cát phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Cần quản lý chặt chẽ môi trường trong lòng hồ, kiểm tra rà soát nhân dân đang sinh sống xung quanh lòng hồ và các doanh nghiệp khu vực lân cận để đảm bảo môi trường vì dễ gây ra tình trạng vứt rác xuống lòng hồ.

Bí thư Thăng cũng đề nghị nghiêm cấm việc nuôi cá bè trên lòng hồ vì gây mất vệ sinh.

bi thu thang di ca no khao sat ho dau tieng
Bí thư Đinh La Thăng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TÁ LÂM

Về quy trình vận hành, ông Thăng đề nghị áp dụng công nghệ hiện đại trong dự báo mực nước dâng vì dự báo sai thì sẽ gây ngập. “Dự báo ở đây không phải theo mùa mà phải dự báo cả năm, để đảm bảo tốt nhất, an toàn nhất, cố gắng gắn với dự báo biến đổi khí hậu” - ông Thăng nói.

Còn đối với UBND TP HCM, Bí thư Đinh La Thăng đề nghị lập ngay dự án đường ống nước từ hồ Dầu Tiếng về nhà máy nước ở TP HCM, bằng cách kêu gọi xã hội hóa đầu tư. UBND TP cũng cần có kế hoạch và đề án hằng năm thả cá để người dân sinh sống được, cá có giá trị bán được giá như cá hô, cá lăng...

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cũng ủng hộ chủ trương khai thác du lịch tại hồ Dầu Tiếng nhưng cần quan tâm tới môi trường.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.