Bình Định sẽ đầu tư loạt dự án giao thông nghìn tỷ trong 5 năm tới

Giai đoạn 2021 - 2025, Bình Định sẽ kết hợp nguồn vốn Trung ương, vốn ODA với nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm với quy mô vốn hơn 16.400 tỷ đồng.
Bình Định: Đầu tư loạt dự án BĐS và giao thông để thành nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung vào năm 2025 - Ảnh 1.

Đến năm 2025, TP Quy Nhơn sẽ trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung. (Ảnh: Khải An).

Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Bình Định cho biết sẽ tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch chung (điều chỉnh) xây dựng TP Quy Nhơn và vùng phụ cận, mở rộng không gian phát triển để Quy Nhơn trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo định hướng công nghiệp - cảng biển - dịch vụ - du lịch.

Cụ thể, Bình Định sẽ đầu tư, hoàn thiện các dự như Khu đô thị mới Nhơn Hội, Khu đô thị Khoa học - Giáo dục Quy Hòa; đẩy nhanh tiến độ đầu tư Khu Công nghiệp - đô thị - Dịch vụ Becamex VSIP; hoàn thành các dự án Khu đô thị và du lịch sinh thái Diêm Vân, khu đô thị mới Long Vân, các khu đô thị dọc Quốc lộ 19 mới.

Song song với đó, địa phương này sẽ tiến hành quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư gắn với các tuyến giao thông kết nối đã và đang được đầu tư,...

Đáng chú ý, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh này sẽ tập trung đầu tư phát triển các khu đô thị trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội và ven đầm Thị Nại; trung tâm đô thị du lịch biển phía Nam đẫm Đề Gi; các khu đô thị dọc đường ven biển Đề Gi - Mỹ Thành,...

Hơn 16.400 tỷ đồng phát triển giao thông

Theo UBND tỉnh Bình Định, trong 5 năm tới, địa phương sẽ phát triển kinh tế dựa trên việc phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng và logistics (bao gồm cảng biển và cảng hàng không); phát triển nông - lâm - thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng và phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

Theo đó, để tạo sự đồng bộ và tăng tính liên kết vùng, Bình Định cho biết sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

UBND tỉnh này cho biết sẽ coi trọng xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng dịch vụ - du lịch, văn hóa - xã hội.

Theo đó, Bình Định sẽ đấy nhanh tiến độ hoàn thành thi công các dự án đường ven biển (ĐT 639) các đoạn: Cát Tiến - Đề Gi, Đề Gi - Mỹ Thành, từ cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh); Tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội (giai đoạn 2),…

Đồng thời hoàn thiện hạ tầng khung Khu đô thị Long Vân; Tuyến đường phía Tây huyện Vân Canh, đoạn từ Khu công nghiệp, đô thị Becamex Bình Định đến thị trấn Văn Canh,... và một số dự án hạ tầng đang triển khai.

Đáng chú ý, trong giai đoạn nói trên Bình Định sẽ kết hợp nguồn vốn Trung ương, vốn ODA với nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm với quy mô vốn hơn 16.400 tỷ đồng.

Cụ thể, gồm: Đường ven biển tỉnh Bình Định đoạn Cát Tiến - Diêm Vân (1.674 tỷ đồng); tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại (1.290 tỷ đồng).

Tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới (1.100 tỷ đồng); tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn (705 tỷ đồng; tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đến đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ (701 tỷ đồng),...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.