Bloomberg: Cắt đứt giao thương với Mỹ sẽ làm kinh tế Trung Quốc sụt giảm xuống 3,5% vào năm 2030

Bloomberg dẫn lời các chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Bjorn van Roye cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống khoảng 3,5% vào năm 2030 nếu Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn quan hệ thương mại với Mỹ.
Bloomberg: Chia tách với Mỹ sẽ làm kinh tế Trung Quốc xụt giảm xuống 3,5% vào năm 2030 - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể sụt giảm xuống 3,5% vào năm 2030. (Ảnh: Bangkokpost).

Theo Bloomberg, cuộc xung đột ngày càng tồi tệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm tổn hại đến thương mại song phương giữa hai quốc gia, nhưng nếu hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu cắt đứt giao thương hoàn toàn sẽ còn gây tổn hại nhiều hơn đến triển vọng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời các chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Bjorn van Roye cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống khoảng 3,5% vào năm 2030 nếu Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn quan hệ thương mại với Mỹ. Con số này thấp hơn dự báo trước đó ở mức 4,5% nếu mối quan hệ giữa hai nước trên bình diện rộng không thay đổi so với hiện tại.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, sự chia tách này được cho là dấu chấm hết cho dòng chảy thương mại và công nghệ. Hai lĩnh vực thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng này sẽ có tác động lớn đến cả hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng được cho là nghiêm trọng hơn đối với Trung Quốc vì Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn từ việc trao đổi ý tưởng và đổi mới xuyên biên giới.

Với kịch bản này, nghiên cứu ước tính GDP của Mỹ sẽ giảm từ mức dự đoán 1,6% hiện tại xuống 1,4% vào năm 2030.

Trong trường hợp sự chia tách giao thương xảy ra, sản lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại do sự đứt gãy của hoạt động chuyển giao công nghệ và nguồn vốn bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động sẽ không quá thảm khốc vì Trung Quốc đã thu hẹp đáng kể khoảng cách về công nghệ với các nền kinh tế tiên tiến trong 20 năm qua, nghiên cứu cho hay.

Các nhà kinh tế phân tích: "Nếu Trung Quốc tăng cường đầu tư trong nước cho nghiên cứu và phát triển, cùng với mở rộng quan hệ với các nền kinh tế tiên tiến khác, họ có thể hi vọng sẽ bù đắp được phần nào thiệt hại do chia tách kinh tế với Mỹ gây ra".

Trung Quốc dường như đang chuẩn bị cho việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chiến lược mới của Chủ tịch Tập Cận Bình vạch rõ nền kinh tế trong nước là động lực chính của sự tăng trưởng của quốc gia này. Mặc dù các chi tiết vẫn cần được bổ sung, nhưng rõ ràng Trung Quốc muốn tự lực hơn trong đổi mới công nghệ và sản xuất tiên tiến.

Trung Quốc có thể đối mặt với những tác động nghiêm trọng hơn nếu Mỹ thuyết phục các quốc gia đồng minh chủ chốt của mình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Pháp để chia rẽ Trung Quốc. Trong trường hợp này, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ lao dốc xuống mức 1,6% vào năm 2030.

Khi đó, chính quyền Bắc Kinh khó có khả năng bù đắp thiệt hại bằng các chính sách đối phó, nghiên cứu dự báo.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9
Hà Nội sẽ giảm 61 xã phường; Bắc Giang giảm 7 đô thị so với quy hoạch duyệt năm 2022; Sở GTVT TP HCM đề xuất xây dựng thêm hàng loạt tuyến metro; Đăk Lắk đề xuất làm đường kết nối cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.