Bộ Công Thương đề xuất chưa sửa biểu giá điện sinh hoạt vì dịch Covid-19

Theo Bộ Công Thương, lí do đề xuất hoãn sửa đổi biểu giá điện sinh hoạt từ 6 bậc xuống còn 5 bậc vì tập trung phòng dịch Covid-19.

Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cho lùi thời gian báo cáo đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, dù Bộ này đã tiến hành lấy ý kiến công khai cho đề án và tổng hợp góp ý từ các đơn vị.

Lí do lùi thời gian là vì hiện Chính phủ, các bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương đang tập trung ứng phó, chống dịch Covid-19.

Đề xuất hoãn sửa biểu giá điện sinh hoạt vì dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bộ Công Thương đề xuất hoãn sửa biểu giá điện sinh hoạt vì dịch Covid-19. (Ảnh: EVN).

Cuối năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được Bộ Công Thương giao hoàn thiện đề án "Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện" theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ.

Từ báo cáo đề án của EVN, Bộ Công Thương đã xây dựng các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, lấy ý kiến công khai.

Việc sửa biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Công Thương lí giải để điều chỉnh, thay đổi các biểu giá bậc thang với cơ cấu phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng điện của người tiêu dùng, nhằm đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang áp dụng từ năm 2014 đến nay đang bộc lộ những bất cập.

Nguyên nhân là do tỉ trọng dùng điện của nhóm khách hàng thấp (dưới 100 kWh) giảm, trong khi nhóm trung bình và cao (từ 200-400 kWh) tăng mạnh. Việc chia nhỏ các bậc thang sử dụng ở dưới 400 kWh được cho là không có lợi cho đa số.

Vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện bậc thang sẽ rút còn 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện nay. Trong đó, gộp 2 bậc đầu tiên ở mức 100 kWh, đồng thời điều chỉnh bậc thang cao nhất lên 700 kWh, thay vì mức 401 kWh hiện nay.

Giá điện ở bậc thấp nhất (0-100 kWh) là 1.549 đồng/kWh, cao nhất (trên 700 kWh) là 3.105 đồng/kWh. 

Giải thích phương án trên, Bộ Công Thương cho rằng mặc dù các hộ sử dụng trên 700 kWh chỉ chiếm hơn 1,8% lượng khách hàng, nhưng chiếm tới 13% sản lượng điện, nên việc điều chỉnh giá bậc thang mới như đề xuất sẽ khiến các hộ dùng nhiều điện phải trả tiền điện nhiều hơn, nâng cao ý thức tiết kiệm điện.

Còn các hộ dùng dưới 700 kWh (khoảng 25 triệu hộ, tỉ lệ gần 98,2%), tiền điện phải trả không tăng hoặc giảm.

Bộ Công Thương  cũng khẳng định việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không làm thay đổi tăng hay giảm giá bán lẻ điện bình quân, vẫn ở mức 1.864,44 đồng/kWh theo quyết định đã được phê duyệt.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.