Tại buổi Họp báo thường kỳ chiều nay (12/12/2019), Bộ Công Thương dự báo trong nửa cuối của tháng 12/2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ cán mốc kỉ lục 500 tỉ USD. Trong đó, 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 241,42 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kì năm trước.
Điện thoại và linh kiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm nay. (Ảnh: ictnews).
Kết quả này có được trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, gia tăng báo hộ trong nước,…
Trước bối cảnh và xu hướng chung, theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm 2,1%, Indonesia giảm 7,86%, Malaysia giảm 4,07%, Nhật Bản giảm 4,49% và Hàn Quốc thậm chí giảm tới 10,3% so với cùng kì năm ngoái.
Do đó, việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu khả quan và xuất siêu kỉ lục, theo đánh giá của Bộ Công Thương, là "cho thấy hiệu quả trong quản lí, điều hành và khai thác tốt các cơ hội mang lại" của Việt Nam.
Tuy nhiên kết quả trên không phải không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm cho nền kinh tế Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ đang làm việc tại Việt Nam để xem xét kế hoạch hành động mà Việt Nam đã gửi cho họ từ ngày 1/11/2019. Trong đó tập trung vào hai vấn đề chính: Tăng cường kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên và giảm nhập siêu của Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam.
Phía Mỹ yêu cầu Việt Nam phát triển những phải định hướng cân bằng lợi ích thương mại giữa hai bên.
Hện Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm, với kim ngạch đạt 55,6 tỉ USD, tăng 27,9% so với cùng kì năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống khác như EU, Trung Quốc,… đều giảm.
Ngược lại, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam lại là Trung Quốc, với kim ngạch đạt 68,7 tỉ USD, và Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thấp nhất, chỉ 13 tỉ USD. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đang xuất siêu sang Hoa Kỳ.
Thứ trưởng cho biết Mỹ yêu cầu Việt Nam thực hiện các hành động cần thiết để tránh khỏi những biện pháp tương tự mà nước này đã áp dụng với Trung Quốc, gần đây là với Pháp, thậm chí là với đồng minh Thái Lan của họ.
Việt Nam là quốc gia thu hút các doanh nghiệp rời Trung Quốc nhiều nhất. (Ảnh: Thiên Trường).
Theo Reuters, Việt Nam đang là quốc gia thu hút các doanh nghiệp rời Trung Quốc nhiều nhất.
Dòng di chuyển nhà xưởng giải thích vì sao xuất khẩu Việt Nam tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2010 – 2018. Hiện tại, xuất khẩu Việt Nam tương đương 110% tổng sản phẩm nội địa.
Trong số các doanh nghiệp này, Samsung là nhà đầu tư lớn nhất. Tập đoàn này cho lắp ráp tại Việt Nam đến một nửa trong số 300 triệu chiếc điện thoại Galaxy bán ra trên thế giới, và thu hút nhiều nhà thầu phụ khác.
Tương tự, hãng LG cũng đang đóng cửa nhà xưởng ở Pyeongtaek và mở rộng khu xưởng ở Hải Phòng, nơi này lắp ráp 11 triệu chiếc điện thoại thông minh.
Phân tích các số liệu nhập khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ cho thấy là các sản phẩm nằm trong danh sách chịu thuế quan bổ sung của Hoa Kỳ đối với hàng hoá Trung Quốc đã tăng lên 34% so với thời điểm trước cuộc chiến thương mại, tức tăng gấp 3 lần so với danh mục sản phẩm khác.
Tờ báo nhận định, thặng du thương mại với Hoa Kỳ ẩn chứa nhiều rủi ro cho nền kinh tế của Việt Nam.