Tài xế dùng tiền lẻ qua trạm thu phí QL5 ngày 4/9 vừa qua. Ảnh: Di Linh |
Nhiều trạm thu phí BOT nhận được ủng hộ
Mới đây, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT kiến nghị việc trạm thu phí BOT phải đặt ở vị trí hợp lý để người không sử dụng đường bộ không phải trả phí; công khai minh bạch tổng mức đầu tư, thời gian thu phí tại từng trạm BOT để người dân có thể giám sát.
Liên quan đến kiến nghị trên của Hiệp hội, Bộ GTVT cho biết căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì ban hành các Thông tư số 90/2004/TT-BTC và Thông tư số 159/2013/TT- BTC, trong đó có quy định việc đặt trạm thu phí.
Cụ thể, đường bộ đặt trạm thu phí khoảng cách giữa các trạm thu phí đảm bảo tối thiểu 70 km thì do cơ quan có thẩm quyền quyết định; trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ GTVT thống nhất ý kiến với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định.
"Vị trí trạm có điều kiện về địa hình thuận lợi để giảm chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn và thông suốt khi vận hành khai thác, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp. Đối với đường cao tốc thực hiện theo hình thức thu phí kín không đặt vấn đề cự ly các trạm thu phí", đại diện Bộ GTVT cho biết.
Theo Bộ này, khi thực hiện dự án BOT, trình tự, thủ tục liên quan đến việc xác định vị trí trạm thu phí được Bộ GTVT thực hiện đúng quy định pháp luật gồm:
"Tư vấn khảo sát hiện trường dự kiến vị trí trạm thu phí và thỏa thuận với địa phương; lấy ý kiến của các địa phương và Bộ Tài chính.
Quá trình ban hành thông tư thu phí của Bộ Tài chính cũng đã thực hiện đúng quy định pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật (lấy ý kiến các cơ quan liên quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến góp ý, có chính sách miễn giảm đối với người dân có nhu cầu qua lại gần trạm thu phí thông qua yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng, miễn phí toàn bộ cho mô tô, xe thô sơ...) để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiêu lần nhưng chỉ trả phí một lần trong ngày".
Bộ GTVT cũng khẳng định có nhiều trạm thu phí BOT nhận được sự ủng hộ của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Tài xế dùng tiền lẻ 'vây' trạm thu phí sau kỳ nghỉ lễ, QL5 kẹt cứng Hơn 40 tài xế dùng tiền lẻ "vây" trạm thu phí QL5 tại (Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) đúng vào thời điểm người dân ... |
Đáng chú ý là Bộ GTVT thừa nhận hiện các quốc lộ chỉ áp dụng được hình thức thu phí lượt và hình thức này có hạn chế là chỉ đáp ứng được tính công bằng một cách tương đối (người dân ở gần trạm thu phí đi quãng đường ngắn nhưng vẫn phải trả phí trong khi đó những người đi quãng đường dài 50-60 km ở khoảng cách giữa hai trạm thu phí thì vẫn không phải trả phí).
Để hạn chế các bất cập này, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu phí, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương đề xuất phương án xử lý trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, phù họp với quy định pháp luật.
Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư theo hình thức BOT, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ định hướng đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP trong thời gian tới.
Trong đó, chỉ đầu tư và đặt trạm thu phí trên các tuyển mới đảm bảo người dân có sự lựa chọn khi tham gia giao thông.
Đối với các tuyến cải tạo, nâng cấp, trường hợp thật sự cần thiết phải đầu tư nâng cấp, cải tạo theo hình thức PPP thì phải thực hiện quy trình tham vấn và được sự đồng thuận của tất cả các cơ quan liên quan nơi có tuyến đường đi qua (UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hiệp Hội vận tải ô tô...).
Thời gian gần đây, nhiều vụ việc tài xế dùng tiền lẻ qua trạm thu phí do quá bức xúc. Ảnh: Di Linh |
Thông tin về dự án PPP được công khai trên mạng
Về vấn đề công khai minh bạch tổng mức đầu tư, thời gian thu phí tại các dự án BOT, Bộ GTVT đồng thuận và cho biết đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT, trong đó có nội dung yêu cầu các đơn vị thu giá phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu gồm:
Tên dự án, tổng mức đầu tư của dự án (tổng mức đầu tư cập nhật theo giá trị quyết toán nếu dự án đã được quyết toán), tổng thời gian thu, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước, doanh thu lũy kế của trạm thu giá tính đến thời điếm cuối tháng trước liền kề (số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại đường dây nóng để phản ánh tiêu cực.
Bộ này cũng đã và đang đàm phán với Nhà đầu tư để đưa các quy định liên quan đến việc quản lý, vận hành, hoạt động của các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ vào Hợp đồng BOT.
Ngoài ra, theo Bộ GTVT, các thông số chủ yếu của các dự án đầu tư theo hình thức PPP cũng đã được công bố trên trang web ppp.mt.gov.vn.
"Trong tương lai, khi triển khai đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng thì người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan quản lý có thể giám sát trực tuyến việc thu phí tại các trạm BOT thông qua hệ thống mạng internet", Bộ GTVT thông tin.
Dùng tiền lẻ 'vây' trạm thu phí QL5: 'Đường ngân sách, sao thu phí như BOT'? Liên quan vụ dùng tiền lẻ "vây" trạm thu phí QL5, các tài xế cho rằng đường làm bằng tiền ngân sách nhưng lại thu ... |