Bộ GTVT nói gì việc VETC xin trả dự án thu phí không dừng?

Bộ GTVT vừa phát đi thông cáo báo chí về tình hình thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng...
Bộ GTVT nói gì việc VETC xin trả dự án thu phí không dừng? - Ảnh 1.

Công ty VETC phải tiếp tục thực hiện dự án. (Ảnh minh họa)

Công khai, minh bạch trong thu phí

Bộ GTVT vừa phát đi thông cáo báo chí về tình hình thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

"Việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng với mục đích khắc phục, hạn chế bất cập của hình thức thu phí một dừng (như tăng cường tốc độ lưu thông, tạo thuận lợi cho người dân), hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo ATGT, tăng cường công khai, minh bạch trong quản doanh thu tại các trạm thu phí. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2017 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng làm cơ sở pháp để tổ chức thực hiện, trong đó giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập, phê duyệt dự án và tổ chức lựa chọn đơn vị độc lập tổ chức thu phí", Bộ GTVT thông tin.

Bộ GTVT cho biết, hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí BOT được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm: Dự án giai đoạn 1 (áp dụng cho QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên), dự án giai đoạn 2 (áp dụng cho các trạm còn lại trên toàn quốc).

"Để đủ điều kiện triển khai thực hiện dự án, các bên cần đàm phán kết 2 loại hợp đồng gồm: phụ lục hợp đồng BOT về việc thu phí tự động không dừng giữa Bộ GTVT với các nhà đầu tư BOT và hợp đồng dịch vụ giữa các nhà đầu tư BOT với nhà cung cấp dịch vụ. Trước mắt, trong thời gian đầu khi dự án đưa vào khai thác, để hình thành thói quen cho người dân sử dụng dịch vụ, tại mỗi trạm thu phí sẽ vận hành 1 làn thu phí hỗn hợp mỗi hướng để cho các phương tiện chưa dán thẻ có thể lưu thông", Bộ GTVT cho biết.

Dự án giai đoạn 1 có tổng số 44 trạm, bao gồm 26 trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, 18 trạm trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ khác. Dự án này do Công ty VETC triển khai thực hiện. Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã tiến hành đàm phán, kết phụ lục hợp đồng BOT với 35/39 trạm, 4 trạm đang tiếp tục đàm phán (trong 44 trạm có 5 trạm do VEC quản không phải phụ lục hợp đồng). Các trạm thu phí thuộc dự án giai đoạn 1 đã cơ bản lắp đặt và vận hành hệ thống ETC.

Dự án giai đoạn 2 gồm 33 trạm, Bộ GTVT đã tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế và đã lựa chọn liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và một số doanh nghiệp về công nghệ là nhà đầu tư thực hiện dự án, hiện nay liên danh nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục xin phép Thủ tướng Chính phủ thành lập doanh nghiệp dự án để triển khai các bước tiếp theo tuân thủ quy định.

VETC phải tiếp tục thực hiện dự án

Thông cáo báo chí của Bộ GTVT cũng cho biết, dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ dự án như: việc triển khai các dự án do VEC quản có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện dẫn đến 4/5 tuyến cao tốc thực hiện rất chậm, khó có thể hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nguyên nhân chính là việc chưa bố trí được nguồn vốn để đầu tư hệ thống thiết bị Front-End tại các trạm thu phí do hiệp định vay vốn các dự án đã hết.

Việc chuyển VEC về Ủy ban Quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trong khi quy định pháp luật về phân cấp, phân quyền giữa Bộ GTVT và Ủy ban Quản vốn Nhà nước chưa rõ ràng cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai hệ thống ETC. Bên cạnh đó là những vướng mắc liên quan đến việc đàm phán tỉ lệ trích doanh thu giữa VEC và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng (hợp đồng dịch vụ).

"Phương án tài chính dự án đến thời điểm này, cơ bản các trạm thu phí thuộc dự án giai đoạn 1 đã được lắp đặt, vận hành công nghệ thu phí tự động, bước đầu tạo sự thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan nên việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay của dự án là doanh thu hoàn vốn cho dự án ETC không như dự kiến ban đầu do tiến độ hợp đồng dịch vụ, trích doanh thu còn chậm", Bộ GTVT cho biết.

Cũng theo Bộ GTVT, việc nhiều dự án BOT sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu (do lưu lượng phương tiện thấp hơn so với dự báo, chưa được tăng phí theo đúng lộ trình trong hợp đồng, việc giảm phí quanh trạm thu phí theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 35 của Chính phủ) cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của dự án thu phí tự động không dừng.

Một khó khăn khác được Bộ GTVT chỉ ra là số lượng phương tiện dán thẻ (e-tag) và nộp tiền vào tài khoản giao thông để tham gia dịch vụ thu phí tự động không dừng chưa cao (khoảng 800.000 thẻ/3,5 triệu phương tiện dán thẻ sử dụng dịch vụ ETC) do chủ phương tiện vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong khi việc thanh toán, nộp và quản tài khoản giao thông chưa được thuận tiện cho người sử dụng dẫn đến chưa khuyến khích được người dân tham gia dịch vụ. Việc bắt buộc các phương tiện chưa dán thẻ không được đi qua làn thu phí tự động không dừng mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn cần có lộ trình và chế tài để thực hiện.

"Do gặp khó khăn, vướng mắc như trên, nhà đầu tư dự án đã có các văn bản đề xuất dừng triển khai dự án để chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc Nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục thực hiện. Sau khi xem xét đề xuất của Công ty VETC, Bộ GTVT không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc Nhà nước tiếp nhận lại dự án. Đồng thời, Bộ GTVT cũng yêu cầu Công ty VETC phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng đã kết với Bộ GTVT. Bên cạnh đó Bộ GTVT sẽ phối hợp với VETC và các cơ quan đơn vị có liên quan từng bước tháo gỡ các khó khăn vướng mắc với quyết tâm cao để hoàn thành dự án", Bộ GTVT khẳng định.

Đối với dự án giai đoạn 2, Bộ GTVT cho biết, mặc dù, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng đã được Tổng cục Đường bộ VN hoàn thành từ tháng 5/2019, tuy nhiên đến thời điểm này, nhà đầu tư chưa hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định dẫn đến chưa đủ cơ sở pháp để thực hiện các bước tiếp theo như thiết kế bản vẽ thi công, hợp đồng tín dụng, thi công lắp đặt thiết bị… Với tiến độ thành lập doanh nghiệp dự án chậm như hiện nay, dự án có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ theo Quyết định số 07/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GTVT nói gì việc VETC xin trả dự án thu phí không dừng? - Ảnh 2.

Bộ GTVT sẽ kiểm soát chặt doanh thu thu phí BOT. (Ảnh minh họa)

Nhiều giải pháp tháo gỡ

Liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới, Bộ GTVT cho biết, đối với dự án giai đoạn 1, Bộ GTVT sẽ thực hiện quyết liệt giải pháp phân luồng giao thông tại các trạm trên QL1 và một số trạm cửa ngõ các thành phố lớn để khuyến khích chủ phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ, tăng cường hiệu quả của hệ thống; Đẩy nhanh tiến độ đàm phán hợp đồng dịch vụ, lắp đặt thiết bị, bàn giao công tác quản thu phí và trích chi phí quản thu phí tự động theo phương án tài chính của dự án.

Bộ GTVT sẽ rà soát lại phương án tài chính của dự án để xác định tỉ lệ trích chi phí quản thu phí tự động không dừng tại các dự án cao tốc do VEC quản làm cơ sở sớm kết hợp đồng dịch vụ. Phối hợp với Ủy ban Quản vốn Nhà nước để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để triển khai các dự án của VEC.

Cùng đó, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục Đăng kiểm VN, các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục dán thẻ cho các phương tiện. Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp với Công ty VETC để tăng cường năng lực thông qua phương án bổ sung các nhà đầu tư có năng lực tham gia dự án thu phí tự động không dừng như đề xuất của Công ty VETC. Hoàn thiện việc kết nối liên thông tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thông qua cổng thanh toán điện tử và một số giải pháp liên thông tài khoản khác nhằm tạo sự thuận lợi, minh bạch cho người sử dụng.

Đối với dự án giai đoạn 2, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư cần tập trung, khẩn trương phối hợp cùng các cơ quan liên quan để được chấp thuận chủ trương và hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo (TKBVTC, Hợp đồng tín dụng, lắp đặt, vận hành hệ thống).

Về vấn đề kiểm soát doanh thu tại các trạm thu phí BOT, Bộ GTVT cho biết, trong quá trình triển khai các dự án BOT, Bộ GTVT xác định việc quản doanh thu là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo tính minh bạch, phòng chống tiêu cực trong giai đoạn vận hành, khai thác; đây chính là một vấn đề được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và dư luận xã hội, nhân dân đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, việc triển khai các dự án thu phí tự động không dừng sẽ đóng vai trò là một giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong công tác quản doanh thu tại các trạm BOT bên cạnh những giải pháp đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trong thời gian qua như định hàng tháng, quý nhà đầu tư phải báo cáo tình hình thu phí tại các trạm về lưu lượng, doanh thu theo mẫu báo cáo do Bộ ban hành.

"Tổng cục Đường bộ VN thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực tế tại các trạm thu phí. Qua công tác kiểm tra, giám sát đã yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật và hợp đồng dự án BOT. Hiện cũng đã triển khai dự án xây dựng hệ thống quản giám sát dữ liệu, hình ảnh theo thời gian thực để các cơ quan có thẩm quyền giám sát quá trình thu phí của các dự án BOT. Việc quản , giám sát doanh thu thu phí còn thông qua nhiều cơ quan khác nhau như nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng, các cơ quan thuế", Bộ GTVT thông tin.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.