Bỏ sổ hộ khẩu: Trường nổi tiếng sẽ bị chen 'đổ cổng', trường sẽ chẳng có học sinh?

Nhiều giáo viên băn khoăn, phương án tuyển sinh với học sinh nhất là lớp 1 sẽ như thế nào nếu bỏ sổ hộ khẩu.
bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh Con vào lớp 1, mẹ nháo nhào cho con học thêm, cô hiệu phó khuyên gì?
bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh Nhà trường phải giữ bí mật đời sống riêng tư cho người học
bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh Vụ ôm chiếu suốt đêm nộp HS cho con vào lớp 1: Không phải lỗi do trường mà là ở phụ huynh?
bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh Hà Nội: Ngày đầu tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 có xảy ra nghẽn mạng?

Thông tin về việc Chính phủ đồng ý chủ trương bỏ sổ hộ khẩu và Chứng minh thư nhân dân để quản lý công dân bằng mã số định danh cá nhân và thẻ căn cước công dân đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân.

Với nỗi lo "chạy trái tuyến" cho con vào lớp 1 hiện nay ở Hà Nội và một số thành phố lớn, nếu việc không hạn chế về hộ khẩu sẽ khiến bậc phụ huynh... nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi, một số giáo viên, lãnh đạo của các trường tiểu học lại lo lắng bị "vỡ kế hoạch" tuyển sinh đầu cấp.

Nhiều trường còn lo về việc đầu năm, sĩ số đảo lộn, không biết sẽ có bao nhiêu thí sinh "ảo", không biết có bao nhiêu học sinh vào trường để sắp xếp giáo viên.

Chúng tôi đã ghi nhận một số ý kiến từ lãnh đạo (xin giấu tên) ở một số trường học trên địa bàn TP Hà Nội về vấn đề này.

bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh
Đa số người dân "nghe tin" bỏ sổ hộ khẩu, CMND thì đồng tình vì như vậy sẽ bớt được các thủ tục, giấy tờ liên quan.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) băn khoăn nói: "Chúng tôi cũng chưa biết vấn đề quản lý của lực lượng Công an như thế nào nếu như bỏ sổ hộ khẩu thì thay bằng cái gì hợp lý hơn không. Thực ra, nếu bỏ sổ hộ khẩu thì công tác tuyển sinh sẽ rất khó khăn và nhiều vấn đề phức tạp. Đơn cử như nếu người dân quê ở các tỉnh, họ mua nhà ở Hà Nội và thậm chí có người chuẩn bị sinh con thì đăng ký sinh tại Bệnh viện Phụ sản để 'ăn chắc' mã hộ khẩu tại Hà Nội.

Lúc đó chúng tôi nghĩ, việc quản lý dân cư ở Hà Nội có khi còn quá tải hơn là hiện nay. Còn nếu thay hộ khẩu và Nhà nước quản lý bằng mã số định danh cá nhân của từng người, mã mã số định danh sẽ căn cứ vào những yếu tố nào, hay là vẫn căn cứ vào nơi sinh của từng người để xác định? Hơn nữa, tại các bệnh viện hiện nay luôn có sẵn dịch vụ để người dân đăng ký theo yêu cầu, kể cả việc sinh con. Giả sử, một người ở quê Bắc Ninh nhưng có nhu cầu sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội thì khi đứa trẻ sinh ra sẽ có một mã riêng. Lúc đó Hà Nội chắc sẽ quá tải".

Cũng theo cô giáo này, việc áp dụng bỏ sổ hộ khẩu cần phải được tính toán kỹ để làm sao cho công tác tuyển sinh không bị ảnh hưởng quá nhiều, tránh tình trạng quá tải khi mọi người đều đổ xô vào đăng ký học cho con ở những trường nổi tiếng dù không thuộc khu vực tuyển sinh ở đó.

bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh
Trước khi bước vào năm học 2017 - 2018, các trường vẫn phải thực hiện tuyển sinh theo tuyến và theo hộ khẩu. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Trả lời thắc mắc về điều này, Hiệu trưởng một trường Tiểu học tại địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) cũng cho biết: "Thực ra các trường vẫn tuyển sinh theo tuyến địa bàn dân cư. Từ trước tới nay nhằm đảm bảo cân bằng sĩ số giữa các nhà trường nên phải phân theo tuyến tuyển sinh. Còn thông tin cho rằng Nhà nước sẽ tiến tới bỏ sổ hộ khẩu thì không biết việc quản lý dân cư sẽ ảnh hưởng như thế nào tới công tác tuyển sinh đầu cấp ở các trường.

Liệu rằng có xảy ra tình trạng quá tải hay không khi đa số người dân ai cũng muốn con mình học ở những trường tốp đầu. Vô hình chung các trường tốp giữa và tốp dưới sẽ bị tình trạng 'dở khóc dở mếu' do ít người đăng ký cho con học. Việc quản lý dân cư theo một hình thức khác bằng mã số định danh cá nhân của công dân thay cho sổ hộ khẩu hy vọng sẽ phải giải quyết được bài toán này".

Cô giáo này cũng khẳng định, việc phân tuyến tuyển sinh rõ ràng để cho các em học sinh học theo các mức độ từ hộ khẩu, tạm trú, lưu trú, thực ăn thực ở... đều phải có thì mới sắp xếp một cách hợp lý. Nếu không thì không thể tránh được bức tranh tương phản về tuyển sinh, có trường thì quá tải đến mức "đổ cả cổng trường" vì phụ huynh chen chân đăng ký học cho con. Nhưng cũng có trường lại "đìu hiu" vì vắng học sinh. Trường cũng sẽ không chủ động được số lượng học sinh và lớp học nên tình hình có lẽ còn phức tạp hơn.

Các giáo viên cũng hy vọng, Nhà nước cũng cần tính toán thời gian chuyển tiếp hợp lý để hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu để không làm xáo động việc tuyển sinh của các trường.

Theo thông tin từ Bộ Công an, chưa thể ấn định thời gian sẽ bỏ Sổ hộ khẩu, bởi việc này phụ thuộc rất lớn vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 15 thông tin cơ bản và việc kết nối với các bộ ngành đang quản lý các thông tin khác để đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ công dân.

bo so ho khau truong noi tieng se bi chen do cong truong se chang co hoc sinh Thông tin bỏ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân kể từ ngày 30/10/2017 là không chính xác

Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư ...

chọn
Bất động sản tuần qua (5/5 - 11/5): Đề xuất nhiều thay đổi về sổ đỏ, nhóm Xuân Cầu trúng dự án 5.500 tỷ ở Hoà Bình
Có thể đưa mã QR vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Samsung muốn đầu tư thêm 1 tỷ USD/năm vào Việt Nam; Sơn La công bố 9 dự án được phép mở bán... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.