Bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm: Doanh nghiệp thực phẩm kêu cứu

3 hội: Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (Hội LTTP), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) và Hội nước mắm Phú Quốc) với nhiều doanh nghiệp (DN) vừa họp lại kêu cứu. Theo đó, dù Chính phủ đã yêu cầu nhưng tới giờ này Bộ Y tế vẫn chưa có sửa đổi quy định liên quan việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm, nên DN vẫn khốn khổ trong sản xuất, xuất khẩu.
bo sung vi chat dinh duong trong che bien thuc pham doanh nghiep thuc pham keu cuu
Vissan cũng khốn khó vì quy định. (Ảnh: P.V)

Khổ sở trong sản xuất

Theo các DN, hơn 1 năm qua, họ phải tuân thủ việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt” (có hiệu lực từ ngày 28/1/2017). Ông Lâm Bá Nhĩ - Giám đốc quản lý chất lượng, Cty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, sau hơn 1 năm thực hiện, Vissan gặp rất nhiều bất cập.

Một số loại thực phẩm không thể sử dụng muối iốt làm nguồn nguyên liệu để chế biến do tạo ra trạng thái cảm quan, màu sắc, mùi vị không bằng so với muối thường. Với dòng sản phẩm phải đi qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao (tiệt trùng) thì không còn tồn dư iốt trong thành phẩm. Do đó, doanh nghiệp ách tắc trong quá trình sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhiều DN khác cho hay, đối với sản phẩm thủy sản, nước mắm, nước chấm; rau củ quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, các sản phẩm từ ngũ cốc sấy; các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm các loại bánh ngọt và dùng trong chế biến các loại thực phẩm; các sản phẩm ăn ngay, ăn liền... sử dụng muối iốt sẽ làm các sản phẩm bị biến mùi, vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, do iốt có tính thăng hoa, dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi khi gặp nhiệt dẫn tới không còn vi chất mà lại tăng chi phí, giá thành.

Ách tắc trong xuất khẩu

Khi thực hiện quy định “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” (có hiệu lực từ ngày 28/1/2018), DN cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn bột mỳ từ các quốc gia khác. Ở các nước xuất khẩu bột mỳ không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm vào bột nên khi các DN nhập khẩu đề nghị bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm, thì không được nhà cung cấp chấp thuận.

DN vẫn phải nhập bột mỳ rồi tiến hành bổ sung vi chất trước khi đưa vào sản xuất, đã làm gia tăng chi phí và giá thành của sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, một số sản phẩm từ bột mỳ có bổ sung sắt và kẽm bị biến màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm.

Hơn thế, theo bà Huỳnh Kim Chi (Chủ tịch HĐQT Cty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột Mỳ), hầu hết các thị trường xuất khẩu của Cty như Mỹ, Canada… đều không yêu cầu phải bổ sung vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm. Còn một số quốc gia khác như Nhật thì chỉ cho phép bột mì bổ sung sắt mà không được bổ sung kẽm.

Trong khi đó, theo quy định Việt Nam, sản phẩm Cty lại phải có cả 2 vi chất này. “Từ đó dẫn đến phần lớn khách hàng của Cty không chấp nhận các sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung vi chất sắt, kẽm. Doanh số và lợi nhuận Cty ảnh hưởng nghiêm trọng” - bà Chi bức xúc.

Chậm chạp

Trước thực tế trên, thời gian qua, các hội ngành nghề đã nhiều lần kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, không chỉ bằng văn bản mà tại nhiều buổi làm việc trực tiếp với Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Cục ATTP và Vụ Pháp chế (Bộ Y tế).

Bộ Y tế cũng đã có công văn 6134/BYT-PC thực hiện ý kiến kết luận của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc “chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối iốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối iốt”. Theo Hội LTTP, công văn trên chỉ tháo gỡ cho DN ngành thực phẩm ở khâu kiểm tra, chưa giải quyết được triệt những khó khăn, bất cập trong sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.

Các hội ngành nghề và cộng đồng DN thực phẩm lại tiếp tục kêu cứu. Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

Trong đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng bãi bỏ 2 quy định gây bức xúc cho DN, chỉ nên khuyến khích DN chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Các DN và các hội ngành nghề khẩn thiết mong Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, thay thế quy định tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

bo sung vi chat dinh duong trong che bien thuc pham doanh nghiep thuc pham keu cuu Giá thực phẩm ở Sài Gòn đồng loạt tăng

Khảo sát thực phẩm tại các chợ TP HCM cho thấy, tuần qua cùng với thịt, trứng thì các loại rau củ và sản phẩm ...

bo sung vi chat dinh duong trong che bien thuc pham doanh nghiep thuc pham keu cuu Xảo trá như thị trường thực phẩm chức năng: 'Thần dược' ở khắp nơi, cơ quan chức năng ở đâu? (Kỳ cuối)

Có một thực tế đáng buồn là hiện nay, không chỉ có Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược cùng mạng lưới ...

bo sung vi chat dinh duong trong che bien thuc pham doanh nghiep thuc pham keu cuu Tổng kiểm tra thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Các cơ quan liên quan sẽ tổng kiểm tra trên cả nước việc kinh doanh hàng giả, kém chất lượng thuộc nhóm dược phẩm, mỹ ...

bo sung vi chat dinh duong trong che bien thuc pham doanh nghiep thuc pham keu cuu Xảo trá như thị trường thực phẩm chức năng - kỳ 2: Những lọc lừa

Khi đã ở sâu bên trong hang ổ của những bác sĩ, dược sĩ “rởm”, được chỉ dạy những chước quỷ, trò ma và ngày ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.