Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân chưa tin vào bệnh viện tuyến địa phương | |
Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘Giám đốc bệnh viện là tiến sĩ để làm gì?’ |
Thông tuyến bảo hiểm xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM chiều ngày 16/2. Ảnh Mai Phương |
Trước khi bắt đầu làm việc với lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TP HCM (VYDHDT), Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thăm hỏi động viên một số bệnh nhân đang điều trị tại đây. Tại Khoa Nội tổng quát Ung bướu, Bộ trưởng gặp một bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Qua thăm hỏi, người bệnh cho biết khi đến điều tại bệnh viện sức khỏe có tiến triển, ăn uống ngon miệng hơn, nhuận tràng cải thiện tốt và không có đề nghị gì tới bệnh viện.
Ngoài ra, Bộ trưởng còn đi tham quan, kiểm tra khu sản xuất thuốc thành phẩm, khu châm cứu, bốc thuốc, khu điều trị không dùng thuốc theo yêu cầu… Quan sát nhân viên viện thực hiện bốc thuốc, nữ bộ trưởng đã hỏi về nguồn gốc và quy trình kiểm tra chất lượng các loại dược liệu đang được sử dụng.
Bộ trưởng Tiến thăm hỏi bệnh nhân đang ngồi chờ khám bệnh. Ảnh Mai Phương |
Trong buổi làm việc, bác sĩ CKII Huỳnh Nguyễn Lộc - Viện trưởng VYDHDT thông tin, năm 2016, bệnh viện có gần 186.000 lượt ngoại trú, 260 giường nội trú (vượt chỉ tiêu 9%), nguồn thu lớn nhất của bệnh viện từ khâu dịch vụ. Lượng bệnh nhân ở lại qua Tết năm 2016 có 25 người bệnh, đến năm 2017 đã tăng lên 55 bệnh nhân.
Trước câu hỏi, thu nhập bình quân, cao nhất và thấp nhất của cán bộ nhân viên y tế do Bộ trưởng đưa. Bác sĩ Lộc cho biết: “Từ năm 2011 đến nay, đời sống cán bộ nhân viên viện ngày càng tăng, thu nhập mỗi người tăng 20%. Trước kia, viện nghỉ thứ 7, Chủ nhật, đi làm 8 tiếng theo giờ hành chính thì nay đã khác, thời gian khám bệnh từ 6h00 đến 19h00 hàng ngày, thứ 7 và Chủ nhật chia ca trực”.
Vị giám đốc cũng nêu ra những trở ngại mong Bộ trưởng tham gia tháo gỡ. “Hiện nay nhu cầu, yêu cầu điều trị bằng y học cổ truyền trong dân cực kỳ lớn. Nhưng người bệnh lại gặp khó khăn trong chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế Y học hiện đại với cơ sở y tế Y học cổ truyền”, bác sĩ Lộc trình bày.
Đông y là thế mạnh nhưng phải kết hợp với Tây
Tại phòng bốc thuốc của viện, Bộ trưởng Tiến hỏi về nguồn gốc, chất lượng các dược liệu. Ảnh Mai Phương |
Trước thành công bước đầu của mô hình “Thầy thuốc gia đình” tại TP HCM có sự đóng góp của hội viên Hội Đông y phủ khắp 322 phường, xã thành phố, thực hiện tốt thế mạnh dự phòng của ngành Y học cổ truyền.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thông tin thêm, trên cả nước có khá nhiều cơ sở y tế tuyến xã, huyện thầy thuốc y học cổ truyền tham gia khám chữa bệnh, một số bệnh viện tuyến tỉnh cũng kết hợp mô hình trên.
“Lãnh đạo bộ rất muốn phát triển y học cổ truyền. Đây là bộ môn hay nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng cũng như chưa được đầu tư đúng mức. Những bệnh như tai biến mạch máu não, hen suyễn, đường ruột, mất ngủ, người suy nhược… chữa Đông y hay hơn Tây y. Thời gian tới chúng tôi dự định đưa lĩnh này vào dạy tại các học viện phật giáo, tiến tới xây dựng địa chỉ bốc thuốc chữa bệnh miễn phí tại các chùa” - bộ trưởng Tiến nói.
Nữ bộ trưởng cùng lãnh đạo viện tháo gỡ khó khăn tồn tại đang diễn ra tại viện. Ảnh Mai Phương |
Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả VYDHDT đạt được, Bộ trưởng Tiến cũng đặt câu hỏi ngược lại lãnh đạo viện. Có nhiều lợi thế nhưng mức thu của viện lại thấp hơn so với các cơ sở y tế khác.
Bộ trưởng đưa ra dẫn chứng: “Viện Pasteur TP HCM đã thực hiện khám - chữa bệnh cho người nước ngoài để tăng thu. VYDHDT cũng phải thu hút quảng bá thương hiệu, giới thiệu được những sản phẩm dược có chất lượng tốt bán ra thị trường như nhuận tràng táo bón, giảm men gan... Ngoài ra, viện cần đổi mới toàn diện, điều chỉnh lại giá dịch vụ, đa khoa phải có hồi sức tim mạch, đột quỵ… nếu bệnh nhân đến điều trị mà chuyển viện sẽ mất uy tín, do đó cần kết hợp với cả tây y”.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Tiến tặng quà cho VYDHDT nhân dịp ngày thầy thuốc Việt Nam sắp tới. Ảnh Mai Phương |
Khi giám đốc viện đưa ra khó khăn về thực trạng đào tạo nhân lực y học cổ truyền phía Nam thiếu và yếu. Bộ trưởng Tiến cho rằng, viện cần kết hợp với các trường đào tạo nguồn lực y tế trên địa bàn thành phố mở những lớp như điều dưỡng Y học cổ truyền. Bản thân lãnh đạo viện ngoài bổ sung chuyên môn nên học thêm về năng lực quản trị tài chính, nhân sự.
Vấn đề nguồn dược liệu, lãnh đạo Bộ Y tế khuyến khích thị trường hóa nguồn dược liệu. Cục quản lý Y học cổ truyền - Bộ y tế sẽ hỗ trợ khâu nhân giống theo hướng lấy sản phẩm mà người dân quan tâm quay ngược lại trồng dược liệu. Riêng về việc thông tuyến bảo hiểm còn một số khó khăn đặc thù cần bảo hiểm y tế hiểu và tháo gỡ dần dần.