Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm để nhà siêu mỏng, siêu méo ở đô thị mọc tràn lan

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết hiện còn nhiều dự án xây dựng không đúng quy hoạch. Nhà siêu mỏng, siêu méo tại các đô thị cũng ngày càng nhiều. Bộ trưởng thừa nhận trách nhiệm trong việc quản lí để xảy ra tình trạng trên.

Chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà chiều 4/6, nhiều đại biểu cho hay hiện nay, nhiều dự án xây dựng phát triển tràn lan, không đúng quy hoạch. Đặc biệt, nhà siêu mỏng, siêu méo ngày càng nhiều tại các đô thị lớn.

Các đại biểu chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng, và đề nghị Bộ Xây dựng đưa ra lộ trình để giải quyết vấn đề này.

Nhà siêu mỏng, siêu méo ngày càng nhiều

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết hiện nay cả nước có 828 đô thị, với tốc độ đạt 38,5%, đô thị phát triển khang trang, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhưng cũng còn nhiều hạn chế.

Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm để nhà siêu mỏng, siêu méo ở đô thị mọc tràn lan - Ảnh 1.

Nhà siêu mỏng, siêu méo ngày càng tràn lan ở đô thị. (Ảnh: VnExpress).

Theo người đứng đầu Bộ Xây dựng, năm 2016 có 15.593 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, công trình không phép là 7.038, sai phép là 5.164 công trình, vi phạm khác là 3.181 công trình. Đến năm 2018, số lượng công trình sai phạm giảm còn 10.608. 

"Lĩnh vực đô thị còn nhiều tồn tại như đại biểu nêu, một số hạn chế dẫn đến chưa kiểm soát được việc xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo", Bộ trưởng thừa nhận.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân của việc nhiều dự án phát triển tràn lan, không đúng quy hoạch là do hạn chế về vấn đề quy hoạch, kiểm soát phát triển đô thị. 

Cụ thể, thời gian qua, một số quy hoạch dự báo chưa đúng tiến độ, khả năng tăng trưởng dân số, dẫn đến cấu trúc không gian, chỉ tiêu cơ sở hạ tầng không đáp ứng.

Ngoài ra, chất lượng đồ án quy hoạch thiếu điều kiện cụ thể. Theo Bộ trưởng, việc giải phóng mặt bằng rất phức tạp trong khi là hệ thống quy chuẩn, định mức đơn giá lạc hậu, tính toán quy hoạch có sai sót, khâu tổ chức quy hoạch hạn chế. 

"Chúng ta vẽ nhiều nguồn lực đồng bộ, nhưng thực tế có nhiều hạn chế. Cơ quan quản lí nhà nước địa phương rất cố gắng nhưng mất kiểm soát trât tự đô thị. Vì vậy, xây dựng nhà cao tầng nội đô không đi kèm hạ tầng, giải phóng mặt bằng không triệt để, làm mọc lên công trình siêu mỏng, siêu méo", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định.

Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm về "nhà siêu mỏng, siêu méo"

Một phần nguyên nhân của các tồn tại trên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định là do tham mưu. Cùng với đó là hệ thống thể chế, thực hiện pháp luật chưa được nghiêm túc, chưa kịp thời phát hiện.

Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm để nhà siêu mỏng, siêu méo ở đô thị mọc tràn lan - Ảnh 2.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận trách nhiệm về nhà siêu mỏng siêu méo phát triển tràn lan. (Ảnh: Zing).

"Bộ chậm trong phối hợp quản lí với các địa phương, chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả trong nhiệm vụ giao thẩm định, định mức, định giá. Một bộ phận cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm về việc này", Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận trước Quốc hội.

Để khắc phục những hạn chế này, Bộ trưởng hứa sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch, tính khả thi. Kiểm soát dự định đầu tư theo đúng quy hoạch, công khai, minh bạch để nhân dân biết và giám sát.

Về các giải pháp xử lí vi phạm trật tự xây dựng, ông Hà cho biết đã đề xuất mô hình tổ chức thanh tra xây dựng đô thị phù hợp hơn. 

Cụ thể, Thủ tướng đã đồng ý thực hiện thí điểm mô hình đội quản lí trật tự xây dựng cấp phường, quận để gắn chặt hơn với chính quyền. Kế hoạch này sau khi thí điểm tại Hà Nội và TP HCM, sẽ đánh giá, tổng kết và có đề xuất nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.