Bộ Y tế đề xuất cấm tuyệt đối người lái ô tô có cồn trong máu

Dự thảo mới nhất về Luật phòng chống tác hại của rượu bia đang được lấy ý kiến đề xuất lái xe ô tô, xe máy chuyên dùng đường bộ không được có nồng độ cồn trong máu.
bo y te de xuat cam tuyet doi nguoi lai o to co con trong mau

Bộ Y tế đề xuất quy định người lái xe ô tô không được có cồn trong máu khi tham gia giao thông (Ảnh:BGT)

Nhằm kiểm soát rượu, bia đảm bảo an toàn giao thông, dự thảo lần 2 Luật phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế xây dựng quy định người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đường bộ; tàu bay, tàu hoả và các phương tiện giao thông đường thuỷ không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông. Trong khi đó, theo quy định hiện hành người khiển xe ô tô tham gia giao thông nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Với người dân tham gia giao thông điều khiển xe mô tô, gắn máy, dự thảo đưa ra 2 phương án: Phương án 1: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn vượt quá 30 miligam/100 ml máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở khi tham gia giao thông. Mức độ này thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành là nồng nộ cồn trong máu không vượt quá 50 đến 80 miligam/100 ml máu hoặc 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phương án 2: Người điều khiển mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia y tế, cồn là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh. Nó làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Trong các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn. Sở dĩ xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50 mg/100 ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…

Ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, cho biết việc căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để ra mức quy định vi phạm an toàn giao thông không là vấn đề mới trên thế giới. Nhiều quốc gia đã áp dụng vấn đề này với các mốc tính và cách tính khác nhau. "Các quốc gia đều kiểm soát nồng độ còn trong máu khi tham gia giao thông. Không kể một số quốc gia hồi giáo cấm tuyệt đối việc uống rượu thì trên thế giới có khoảng 15-20 nước cấm người điểu khiển phương tiện giao thông không được uống rượu bia và khoảng 20 nước quy định ở nồng nộ cồn trong máu không vượt quá 20 miligam/100 ml"- ông Minh nói.

bo y te de xuat cam tuyet doi nguoi lai o to co con trong mau

Rượu bia là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông

Về quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ từng gây nhiều tranh cãi về tính khả thi, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết hiện Bộ Y tế có 3 phương án, trong đó, phương án 1 chỉ được bán rượu, bia từ 11 giờ đến 14 giờ và 17 đến 22 giờ hằng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch; Phương án 2 là bán từ 6 đến 22 giờ hằng ngày; Phương án 3 là thời gian không được bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ. "Đây là 3 phương án đưa ra để lấy ý kiến công luận, phương án nào nhận được nhiều sự đồng thuận, Bộ Y tế sẽ tiếp thu và chỉnh sửa"- ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, dự thảo Luật sẽ nghiêm cấm khuyến mại, rượu bia trực tiếp cho người tiêu dùng; dùng rượu, bia là giải thưởng cho các cuộc thi; cung cấp rượu, bia miễn phí. Ngoài nghiêm cấm quảng cáo, giới thiệu rượu, bia từ 15 độ trở lên, thì việc quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau; hạn chế hình ảnh uống rượu, bia trong các sản phẩm điện ảnh, truyền hình.

Với rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh, Dự thảo Luật quy định, người sản xuất phải kê khai với chính quyền địa phương nơi sản xuất về nguyên liệu, sản lượng, phương pháp sản xuất và cam kết không bán rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh. Thống kê cho thấy trong 270 triệu lít rượu mà người Việt Nam tiêu thụ mỗi năm thì có đến 200 triệu lít là rượu thủ công.

Theo GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (60%); gây bạo lực gia đình, mất an toàn trật tự xã hội (30%). Thiệt hại của rượu bia lớn hơn gấp nhiều lần so với giá trị kinh doanh của rượu bia mang lại. Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong số 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, tim mạch, ung thư...

bo y te de xuat cam tuyet doi nguoi lai o to co con trong mau Đề xuất hoán đổi ngày nghỉ Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 năm 2019

Do dịp Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 có ngày nghỉ lễ xen kẽ ngày nghỉ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề ...

bo y te de xuat cam tuyet doi nguoi lai o to co con trong mau Ông Lê Hoàng Châu: HoREA không đề xuất bỏ chỗ để xe tại hầm chung cư

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa có những chia sẻ liên quan đến các kiến nghị vừa ...

bo y te de xuat cam tuyet doi nguoi lai o to co con trong mau Hà Nội đề xuất đấu giá tài sản công làm đường sắt tỉ đô

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất Thủ tướng cho áp dụng một số cơ chế đặc thù để làm 3 tuyến đường sắt đô ...

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.