Căng thẳng hơn với 5 môn thi
Năm 2019, thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội sẽ phải thi 4 môn, riêng với thí sinh dự thi khối chuyên sẽ phải thi 5 môn và phải vượt qua vòng sơ tuyển. Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên bắt buộc phải thi 4 bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập (tính hệ số 1) và bài thi môn chuyên theo nguyện vọng (tính hệ số 2).
Năm 2018, thí sinh dự thi chuyên chỉ phải thi 2 môn Văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh chung vào lớp 10 và thi môn điều kiện ngoại ngữ cùng môn chuyên.
Theo đó, bốn trường chuyên THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.
Không xét tuyển lớp chuyên với thí sinh có bài thi trong số 5 môn thi từ 2 điểm trở xuống |
Đề thi các môn chuyên được áp dụng hình thức tự luận. Riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.
Đề thi môn chuyên dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS, đảm bảo các cấp độ nhận thức: thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 2 trong 4 trường: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây. Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng 1 môn chuyên của 2 trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.
Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau của 2 trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.
Phải đạt từ 10 điểm trở lên ở vòng sơ tuyển
Theo quy định, tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trường sẽ theo 2 vòng. Trong đó, vòng 1: tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Vòng 2: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển vòng 1.
Vòng 1 (sơ tuyển), căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số như sau: kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, thành phố, toàn quốc, khu vực một số nước, quốc tế. Điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải nhất được 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm.
Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: mỗi năm xếp loại học lực giỏi được 3 điểm, học lực khá 2 điểm. Kết quả tốt nghiệp THCS: tốt nghiệp loại giỏi được 3 điểm, loại khá 2 điểm.
Điểm sơ tuyển = điểm thi học sinh giỏi, tài năng + điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + điểm kết quả tốt nghiệp THCS.
Chọn vào vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên.
Để đăng ký dự thi vào trường chuyên, điều kiện dự tuyển là học sinh hoặc cha (mẹ) học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên; xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hoá trở ra có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên trường THPT Chu Văn An.
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Trường THPT công lập sẽ giảm khoảng 3.000 học sinh
Theo kế hoạch chi tiết tuyển sinh lớp 10 THPT do UBND TP Nà Nội vừa phê duyệt, năm học 2018-2019, dự kiến toàn thành ... |
Tuyển sinh lớp 10 năm 2019 của Hà Nội: Chọn phương án nào hữu hiệu?
“Theo quan điểm của tôi, ở thời điểm hiện tại, chọn phương án 1 là phù hợp nhất, tương tự như thi THPT đã áp ... |