Built To Not Last: Xu hướng thay thế nhà của người Nhật sau mỗi 30 năm

Do đặc điểm về văn hóa và tự nhiên, người Nhật thường có xu hướng thay thế nhà sau mỗi 30 năm để đảm bảo giá trị của căn nhà cũng như độ an toàn khi thích ứng với thiên tai.

Xu hướng thay thế nhà của người Nhật sau mỗi 30 năm

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, giá trị của một căn nhà được đánh giá dựa trên tuổi thọ và tính độc đáo của nó theo thời gian. Chính nhờ nét xưa cũ và quyến rũ khác lạ mà những căn nhà cũ đôi khi cao có giá trị cao hơn so với các dự án mới xây, theo Arch Daily.

Song, ở Nhật Bản, điều ngược lại hầu như luôn được ưu tiên. Những ngôi nhà mới xây là mấu chốt của thị trường nhà ở, trong khi những căn nhà cũ cứ đến 30 năm là sẽ được san bằng và xây lại.

Không giống như ở các nước khác, nhà ở Nhật Bản mất giá nhanh chóng theo thời gian, gần như trở nên vô giá trị chỉ sau 20 - 30 năm được xây dựng. Nếu chủ nhà dọn đi trước khung thời gian đó, ngôi nhà được coi là không có giá trị và sẽ bị phá bỏ để “nhường chỗ” cho mảnh đất được coi là có giá trị cao.

 Ảnh: Arch Daily

Theo lý giải, cách làm này là để nâng cao tuổi thọ công trình, bởi những căn nhà tại đây hầu hết đều có kỹ thuật xây dựng kém do được tạo ra để đáp ứng nhu cầu bùng nổ về nhà ở sau Thế chiến Thứ hai.

Ngoài ra, xu hướng thay thế nhà của người Nhật cũng hoàn toàn dễ hiểu khi các quy tắc xây dựng thường xuyên được cập nhật nhằm mục đích cải thiện khả năng chống lại động đất và mối đe dọa tiềm tàng của các thảm họa thiên nhiên khác.

 Ảnh: Arch Daily

Song, xu hướng này đang dần xuất hiện một số thay đổi khi nhiều người xem xét cải tạo nhà của họ bằng cách thiết kế lại sơ đồ mặt bằng, vẽ tường minh họa và mở ra không gian theo cách hiện đại hơn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, người Nhật bắt đầu đánh giá cao một ngôi nhà cũ hơn so với sự “lạnh nhạt” trước kia.

Một phần của chuyển động thị trường ngách này xuất phát từ tình trạng sụt giảm dân số trên khắp Nhật Bản. Những xu hướng nhân khẩu học này đang khiến số lượng nhà ở trên mức trung bình bị bỏ trống và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 30% vào năm 2033 - tạo ra cho Nhật Bản lý do để phục hồi những ngôi nhà cũ thay vì xây những ngôi nhà mới.

  Ảnh: Arch Daily

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.