Top 3 cách xử lý trần nhà bị rạn nứt hiệu quả đáng tham khảo

Trần nhà bị rạn nứt lâu ngày mà không có hướng xử lý đúng đắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của căn nhà cũng như độ an toàn của các thành viên trong quá trình sinh sống. Để khắc phục kịp thời, bạn có thể tham khảo những cách xử lý trần nhà bị rạn nứt trong qua bài viết sau.

Gợi ý 3 cách xử lý trần nhà bị rạn nứt hiệu quả nhất

Tình trạng trần nhà bị rạn nứt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng điểm qua một số lý do dẫn đến hiện tượng này:

- Do nhiệt độ môi trường cao, vượt qua khả năng chịu lực của trần nhà 

- Do nền móng trong quá trình xây nhà không đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật

- Do chất lượng bê tông không đạt chuẩn 

- Do lỗi quá tải trong quá trình định hướng kết cấu 

- Do sử dụng các vật liệu chống thấm không đảm bảo

Muốn khắc phục những vấn đề nêu trên, bạn có thể tham khảo những cách xử lý trần nhà bị rạn nứt đơn giản và hiệu quả sau đây: 

Cách xử lý bằng bơm áp lực

Để thực hiện cách này, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ như máy bơm keo áp lực, kim bơm, máy thổi bụi, máy khoan, máy mài cầm tay và quan trọng nhất là keo xử lý vết nứt. Đối với loại keo này, bạn có thể sử dụng các dòng keo như là keo chống thấm AS – 4001SG, Neomax 820, Silicone, RTV,... Đây đều là những loại keo chất lượng dùng cho việc xử lý trần nhà bị rạn nứt, được rất nhiều gia đình tin dùng hiện nay. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật dụng và công cụ cần thiết, bạn có thể bắt tay vào xử lý dựa vào quy trình dưới đây: 

Bước 1: Lau chùi vệ sinh sạch các bề mặt trần nhà bị rạn nứt bằng máy mài hoặc chà sắt.

Bước 2: Khoan các lỗ với độ sâu khoảng 20 - 25cm tại các vị trí cách vết nứt khoảng 5 - 10cm, khoan xéo 45 độ vào đường nứt, sau đó vệ sinh các lỗ vừa mới khoan xong bằng máy thổi bụi.

Bước 3: Đặt kim bơm vào lỗ khoan rồi vặn chiều kim đồng hồ cho để kim bám chặt vào bê tông.

Bước 4: Trám các bề mặt vết nứt bằng vữa trộn phụ gia để tránh cho keo không bị tràn ra ngoài. 

Bước 5: Kiểm tra bề mặt trám nếu đã khô hoàn toàn thì tiến hành bơm keo vào những vết nứt cho đến khi trào lên thì ngưng lại. 

Bước 6: Đợi khoảng 3h sau rồi đập gãy các kim bơm và làm vệ sinh bề mặt trần nhà là hoàn thành. 

Ảnh: Mother Daughter Projects

Cách xử lý bằng xi lanh

Để xử lý vết rạn nứt trên trần nhà bằng xi lanh, bạn cần chuẩn bị các vật dụng như keo chống nứt, keo trám, xi lanh,... sau đó tiến hành vào xử lý thông qua quy trình sau: 

Bước 1: Vệ sinh sạch ở những chỗ bị nứt để loại bỏ những bụi bẩn bám dính trên trần nhà. Trong trường hợp trần nhà có trát vữa, bạn cần thực hiện thêm một bước phụ đó là đục tẩy hết các lớp vữa đó. 

Bước 2: Kiểm tra kích thước của vết nứt rồi đánh dấu các vị trí này để đặt xi lanh (khoảng cách đặt 15 - 20cm).

Bước 3: Gắn bát nhựa vào vị trí đã đánh dấu bằng cách sử dụng keo chống thấm, sau đó trám dọc các vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo. 

Bước 4: Tiến hành gắn xi lanh khi bề mặt gắn bát nhựa đã khô. Tiếp theo là bơm từ từ dung dịch keo cho đến khi tràn ra thì dừng lại. Nếu muốn quá trình bơm tiến hành nhanh, bạn có thể dùng dây cao su để hỗ trợ thêm. 

Bước 5: Thực hiện công việc rút xi lanh khỏi bề mặt (khoảng 3 - 4h sau đó) khi keo đã khô cứng lại. 

Bước 6: Dùng máy chà nhám để làm phẳng bề mặt trần nhà bị nứt rồi lau chùi, dọn dẹp vệ sinh là hoàn thành. 

Ảnh: Mother Daughter Projects

Cách xử lý bằng máy mài

Cách xử lý này thường được áp dụng khi trần nhà xuất hiện các vết rạn nứt nhiều hoặc chồng chéo lên nhau mà không ảnh hưởng đến kết cấu bên trong. Quy trình xử lý khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo cách sau đây: 

Bước 1: Xác định các vết rạn nứt trên trần nhà (vết nứt có độ rộng nhỏ hơn 1mm).

Bước 2: Tiến hành đục gạch tại vị trí này cho đến thấy vị trí cuối cùng của vết nứt.

Bước 3: Dùng máy mài bê tông để mài sạch sẽ các vết nứt trên trần.

Bước 4: Mở rộng vết nứt bằng cách dùng máy cắt cầm tay, đồng thời cách hai bên theo hình chữ V với độ sâu tầm khoảng 2 - 3cm. Sau đó, bạn cần tiến hành vệ sinh các vết nứt khi cắt xong.

Bước 5: Tưới lên bề mặt vết nứt bằng việc sử dụng hồ dầu kết nối, sau đó đổ vữa lên các vết rạn này cho bằng mặt sàn mái.

Bước 6: Tiến hành quét phụ gia chống thấm lên vết nữa sau khi vữa đã khô hoàn toàn. 

Bước 7: Rải một ít lưới thủy tinh lên ngay lớp chống thấm chưa khô.

Bước 8: Thực hiện công việc quét lớp chống thấm một đến hai lần nữa cho đến khi khô hoàn toàn. 

Ảnh: Mother Daughter Projects

Những điều cần biết khi xử lý trần nhà bị rạn nứt

Cùng điểm qua một vài lưu ý quan trọng và cần thiết khi xử lý trần nhà bị rạn nứt sau đây:

- Lựa chọn cách xử lý trần nhà bị rạn nứt phù hợp: Trần nhà có độ dày bê tông lớn hơn 30cm nên áp dụng cách đầu tiên, độ dày bê tông nhỏ hơn 30cm thì ứng dụng cách hai. Riêng cách ba, bạn nên chọn xử lý khi bề mặt trần nhà có nhiều vết rạn nứt.

- Tìm kiếm những đơn vị thi công uy tín để tiết kiệm chi phí lắp đặt và an toàn cho các thành viên trong gia đình.

- Tham khảo những đơn vị cung cấp vật liệu bê tông đạt chuẩn, chất lượng để tránh hao tốn chi phí sửa chữa trần nhà.

Qua những thông tin về cách xử lý trần nhà bị rạn nứt trên đây, bạn có thể lưu lại và ứng dụng khi cần thiết để duy trì tính thẩm mỹ của căn nhà cũng như đảm bảo độ an toàn cho người thân trong gia đình.

chọn
Ông lớn bất động sản nghỉ dưỡng báo lãi tăng 600%
Nửa đầu năm 2024, Flamingo lãi sau thuế hơn 176 tỷ đồng, cao gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái.