Những cách giải cảm hiệu quả trong mùa mưa bão | |
Đánh bại cảm lạnh và cúm bằng vitamin D | |
Mẹo trị bệnh tại nhà khi trẻ bị ho, cảm cúm, cảm lạnh |
Trong Đông y, cảm lạnh được gọi là thương hàn là tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh, nhiễm gió độc thậm chí là nhiễm phải virus, lúc này lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc làm xuất hiện một loạt những triệu chứng ban đầu như là ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức, mỏi cổ vai gáy, lạnh buốt hai chân, không xuất mồ hôi được, đau mình, sốt,...
Tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp với tác dụng dược lí của các chất bay hơi có trong dược thảo làm giãn các mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và đào thải các chất độc ra ngoài, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
(Ảnh: thanhnien.vn) |
Nhìn chung các loại lá để làm nồi xông là những loại lá thơm, có tinh dầu có tác dụng giải trừ cảm lạnh, kháng sinh khử trùng. Tiêu biểu có thể kể tên là: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu,...
Theo Thạc sĩ Đào Hữu Minh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần... không nên xông hơi, xông lá. Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: “Cần làm sạch cơ thể trước khi vào phòng xông, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại không thoát được nước dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7 - 8 độ C và không được quá 30 phút. Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp nguy cấp phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu”. |