Các thiên tài 'có tật' và những câu nói truyền cảm hứng về nghị lực sống

Rất nhiều thiên tài mang trong mình bệnh tật, thậm chí là những căn bệnh hiếm gặp và họ đã "chiến đấu" để vượt qua, để sáng tạo và cống hiến cho cuộc đời những thành quả tuyệt vời.
cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song Những thói quen kỳ quặc lý giải bộ óc siêu thiên tài của Einstein
cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song Bí quyết nào giúp Steve Jobs thành công vượt bậc trong kinh doan

1. NHÀ SOẠN NHẠC THIÊN TÀI BEETHOVEN

cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song

Từ năm 1780 nhạc sĩ Beethoven bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết.Trong một số bản giao hưởng nổi tiếng của mình ông muốn lột tả trong âm thanh về cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn.

Năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn. Từ đó, ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng cực kỳ khó khăn. Khi bác sĩ cho biết cái chết gần kề, Beethoven không buồn, trái lại cảm thấy nhẹ người, tuyên bố với bạn bè: "Các bạn hãy vỗ tay đi! Màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!".

Gia tài âm nhạc của ông để lại cho hậu thế rất đáng nể gồm: Chín bản Giao hưởng từ 1 đến 9, 1 vở nhạc kịch “Fidelio”, 32 bản sonata cho piano, 5 bản concerto cho piano, 16 bản nhạc cho bộ tứ đàn dây; 16 bản sonata cho piano với nhạc cụ khác (cello, violin)…


2. NHÀ NGHIÊN CỨU TỰ NHIÊN HỌC - CHARLES ROBERT DARWIN

cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song

Darwin là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Cha đẻ củaThuyết Tiến hóa mắc "chứng sợ khoảng rộng". Những triệu chứng biểu hiện qua thể chất như run rẩy, hình ảnh ảo giác, buồn nôn, chứng cuồng loạn, chủ yếu do chứng sợ khoảng rộng - Agoraphobia gây ra.

Một số ghi chép của ông còn cho thấy ông có nỗi sợ với người lạ, thậm chí không thể nói chuyện với người thân của mình. Những triệu chứng trên cho thấy có khả năng ông mắc chứng "rối loạn ám ảnh cưỡng chế" - OCD, hoặc một chứng bệnh thần kinh, trong đó có chứng sợ khoảng rộng.Theo người viết tiểu sử về Darwin, ông bị chứng loạn thần kinh do hồi bé không thể bộc lộ được sự đau buồn khi mẹ mất, dẫn tới ức chế thần kinh.

Trong một bức thư gửi tới người bạn thân là tiến sĩ Hooker, Darwin đã viết : “Tôi không thể ngủ được và bất kì điều gì tôi làm ban ngày lại quay trở lại ám ảnh tôi vào ban đêm, chúng lặp lại sống động vô cùng.” Ông còn luôn bị hoang tưởng rằng mình sẽ vượt qua bệnh tật, không ngừng quan trọng hóa ngoại hình và luôn cho mình là xấu xí. Ông luôn cần những câu nói an ủi, sự đảm bảo từ những người xung quanh để giảm bớt căng thẳng.


3. NHÀ BÁC HỌC ALBERT EINSTEIN

cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song

Trước khi có những thành tựu vĩ đại, Einstein đã trải qua quãng thời thơ ấu khó khăn. Khi 3 tuổi, Einstein chưa biết nói và không thể đọc được cho đến khi lên 8. Nhiều người nói ông không có khả năng học tập vì có thể ông đã mắc hội chứng thuộc một dạng của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, năm 1921, ông đã nhận giải Nobel Vật lý vì những cống hiến đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện.

Năm 1999, tạp chí Times vinh danh vĩ nhân này là "Con người của thế kỷ". Chính bản tính tò mò, ham học hỏi đã giúp cậu bé "chậm phát triển" Einstein thuở nào trở thành một trong những vĩ nhân được cả thế giới kính nể.


4. NHÀ VĂN ERNEST HEMINGWAY

cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song

Nhà văn người Mỹ Ernest Hemingway được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất lịch sử nhân loại, với nhiều tác phẩm để đời như "Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai", "Ông già và biển cả",... Ông cũng chính là người đã khởi xướng ra nguyên lý "tảng băng trôi" trong văn học: tảng băng trôi giữa đại dương, 7 phần chìm, 3 phần nổi. Cũng giống như văn học, ẩn sau những câu chữ mới là ý đồ thật sự của tác giả.

Lời nguyền "thiên tài - bệnh tật" cũng không chừa ông ra. Hemingway rất dễ bị trầm cảm, và bệnh nặng hơn vào năm 1960, khi ông từ Cuba về Mỹ. Những nỗi lo sợ đã khiến ông không thể tập trung và buộc phải chữa trị tại một phòng khám tâm thần. Có điều vào thời kỳ này, cách duy nhất để trị tâm thần là sốc điện (ECT) - một phương pháp không hề hiệu quả mà để lại nhiều tác dụng phụ. Rốt cục, ông bị mất trí nhớ và không còn khả năng làm việc nữa.


5. HỌA SĨ VINCENT VAN GOGH

cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song

Van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2.000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1.100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái của mình.

Đã có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra và người ta đã đưa ra khoảng 30 chẩn đoán khác nhau cho triệu chứng bệnh thần kinh và ảnh hưởng của nó lên các tác phẩm của ông. Trong đó phải kể tới chứng tâm thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, động kinh và rối loạn chuyển hóa porphyrine cấp tính. Tình trạng của ông còn bị trầm trọng thêm do ăn uống thiếu chất, lao lực, mất ngủ và nghiện rượu...

Một giả thuyết khác được đặt ra cho thể trạng yếu của họa sĩ là do ngộ độc chì. Các màu vẽ mà Van Gogh thường dùng đều có gốc chì, và một trong các triệu chứng của nhiễm độc chì đó là căng võng mạc dẫn tới việc thường xuyên nhìn thấy các quầng sáng, một đặc điểm thường thấy trong các tác phẩm của họa sĩ.


6. NHÀ VẬT LÝ HỌC STEPHEN HAWKING

cac thien tai co tat va nhung cau noi truyen cam hung ve nghi luc song

Năm 21 tuổi, Stephen Hawking bị chẩn đoán bệnh liên quan đến cơ thần kinh vận động. Bác sỹ nói rằng ông chỉ sống thêm được vài năm nữa. Năm nay ông đã 75 tuổi, là một trong những nhà vật lý học tiên phong còn sống, giáo sư giảng dạy tại trường đại học Cambridge, nhà nghiên cứu lỗ đen vũ trụ, đồng thời là tác giả của cuốn sách bán chạy: "Lược sử thời gian".

Chứng bệnh về thần kinh Lou Gehrig khiến ông gần như mất hết khả năng cử động, luôn phải gắn chặt vào xe lăn. Ngoài ra, sau lần phẫu thuật cắt khí quản, ông chỉ có thể nói được nhờ một thiết bị phát âm gắn với một máy tính được ông gõ chữ vào đó. Nhưng căn bệnh trên không thể cản trở sự nghiệp nghiên cứu khoa học miệt mài của Hawking. Hiện ông có thể sử dụng má của mình để nhập dữ liệu vào một máy tính kết nối đến não, qua đó xây dựng các câu nói hoàn chỉnh, thậm chí là những bài diễn văn.

Cuộc chiến bền bỉ chống lại căn bệnh hiểm nghèo của Hawking, dù được giải thích bằng lý do nào đi nữa, cũng khiến ông trở thành một minh chứng kỳ diệu cho sức sống của con người.

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.