Một trong những bí quyết để có được vườn rau sạch xanh tươi của chị Thùy (TP HCM) đó là nuôi trùn quế bằng rác nhà bếp.
Ngắm khu vườn xanh tươi, đủ loại rau quả sạch trên sân thượng rộng thoáng nhà chị Thùy, ai cũng sẽ tự hỏi rằng, đâu là bí quyết giúp chị tự tin trồng rau?
Dù trồng trong chậu nhựa, trồng trong thùng xốp hay những chậu cỡ bé xíu tận dụng vẫn nhìn thấy vẻ xanh mơn mởn và tươi tốt của các loại rau quả. Một trong những bí quyết của chị Thùy chính là nuôi trùn quế, tận dụng rác nhà bếp để có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất, bớt chi phí mua phân bón cho rau.
Trùn quế được xem là nguồn phân sạch, làm phân bón rất tốt cho cây trồng, và còn là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho cá (hệ aquaponic) trên sân thượng nhà chị. Tận dụng đồ hữu cơ, rác nhà bếp và các loại rau củ quả, cây thân thảo, rau già trong vườn, chị Thùy đã tạo nên những góc nuôi trùn vô cùng… chuyên nghiệp để có thể tạo nên nguồn dinh dưỡng thường xuyên bón cho khu vườn của gia đình mình.
Chị Thùy cho biết, chị chọn trùn huyết để nuôi vì giống này ăn tạp và sinh sản khá nhanh. Để nuôi trùn, chị Thùy thường tận dụng những vật dụng trong nhà. Ví dụ thùng dầu đậu phộng (không dùng thùng sơn vì thùng sơn rất độc). Đục lỗ bên dưới và xung quanh sao cho các lỗ được chôn dưới mặt đất để tránh ruồi đẻ trứng sinh sòi. Tiếp đó bỏ rác vào đợi phân hủy rồi thả trùn quế vào.
Sau một thời gian trùn ăn hết rác, chị thu được phân compost. Phân này trộn chung với đất trồng rau vô cùng tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Chị Thùy sử dụng cách này để các loại rau lớn nhanh như thổi. Thường với rau ăn lá chỉ cần tưới nước hàng ngày là đủ cho rau tươi tốt.
|
Chị Thùy thường để thùng nơi mát mẻ và có nắp che đậy. Trong quá trình phân hủy và trùn ăn rác sẽ có nước rỉ ra, nên để dưới gốc cây để nước sẽ làm phân bón cho cây. |
Bên cạnh đó, chị Thùy còn tận dụng tủ nhựa nhiều ngăn. Chị khoan lỗ dưới 3 ngăn phía trên từng hộc tủ, ngăn dưới cùng không khoan để chứa “tinh túy” của trùn. Sau khi khoan, chị lót một ít đất và bỏ ít giấy vụn dưới từng đáy ngăn, bỏ rác nhà bếp vào rồi tưới ẩm, đợi 1 – 2 tuần cho phân hủy rồi thả trùn vào.
|
Thùng nhựa đựng quần áo được tận dụng làm nơi nuôi trùn quế. |
|
Đục lỗ 3 ngăn phía trên. |
|
Rác được bỏ đầy từng ngăn tủ. Nước ở các ngăn chảy được rỉ từ lỗ khoan xuống ngăn cuối cùng. |
|
Nước này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khi tưới cây có thể pha nước gấp 5 – 10 lần tùy vào các loại rau củ. |
|
Chị Thùy sử dụng tủ nhựa nuôi trùn được gần 2 năm vẫn bền và sử dụng tốt. |
Chị Thùy còn dùng thùng nhựa cỡ lớn (thùng chứa lồng giặt của máy giặt hư) tận dụng nuôi trùn quế. Chị thường đậy lớp giấy ẩm hoặc bao phía trên giúp trùn bò lên sinh sản.
|
Tận dụng thùng đựng lồng máy giặt. |
|
Bỏ rác đầy phía trong và đậy nắp. |
Nhờ cách tận dụng đồ cũ và nuôi trùn quế từ rác thải nhà bếp, rau già, khu vườn sân thượng của gia đình chị Thùy luôn ngập tràn màu xanh của các loại rau củ quả sạch, quanh năm cây cối tốt tươi, bội thu.
Ngắm góc vườn trên sân thượng xanh um rau quả của chị Thùy nhờ bí quyết đơn giản này:
|
Khu vườn với đủ loại rau ăn hàng ngày. |
|
Giàn bầu phía trên. |
|
Góc trồng su hào. |
|
Các loại cây tươi tốt. |
|
Rau mùi. |
|
Rau muống. |
|
Ổi. |
|
Su hào. |
|
Các loại rau ăn lá. |
|
Chanh sai quả. |
|
Tận dụng chậu trồng cây cảnh để trồng rau. |
|
Củ cải. |
|
Đất tốt nên rau chị trồng đều tươi xanh. |
|
Rác nhà bếp giúp rau tốt mơn mởn. |
|
Thanh long trên sân thượng. |
|
Cây được bón nguồn dinh dưỡng từ phân của trùn quế. |